This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Đức Phanxicô: “Tài sản của Giáo hội là nơi người nghèo, không phải nơi các thánh đường!”

“Tài sản của Giáo hội không phải nơi các thánh đường, nhưng nơi người nghèo”, Đức Phanxicô đã tuyên bố mạnh mẽ như trên trong thánh lễ kết thúc Năm Thánh cho người nghèo và những người bị loại trừ được hội Fratello tổ chức cuối tuần vừa qua ở Roma.
Bên trong Đền thờ Thánh Phêrô, hơn 3500 người nghèo đến “ẩn náu” trong vòng tay của Đức Thánh Cha, người mà từ đầu triều giáo hoàng của mình đã không ngừng lên tiếng nhân danh họ, đã có rất nhiều sáng kiến để giúp họ.
Kể từ chúa nhật này, các Cửa Thánh sẽ đóng trên các đền thờ, các Nhà thờ Chính tòa trên thế giới, Đức Giáo hoàng hy vọng sẽ có một cuộc thức dậy lương tâm, đứng trước cái mà ngài gọi là “nghịch lý bi thảm nhất của thời buổi” này: “các khả năng và tiến bộ càng tăng thì càng có nhiều người không đến được với chúng”, ngài đã tố cáo như trên trong thánh lễ chúa nhật 13 tháng 11:
Cho các lương tâm bị “mê muội”.
Đức Phanxicô tiếp tục giảng, “thay vì tìm cách để biết khi nào và cách nào ngày tận thế sẽ đến theo như Phúc Âm hôm nay (Lc 21, 5-19), thì tín hữu kitô nên để lương tâm mình tĩnh thức trước sự “bất công lớn lao này”. Vào thời gian cuối Năm Thánh này, Đức Phanxicô đưa ra mười suy tư để giúp chúng ta mở mắt, mở lòng cho phần “nhân loại đau khổ và khóc lóc” này, sau đây là tóm tắt mười điểm chính trong bài giảng của ngài:
“Cái gì còn lại, cái gì có giá trị trong cuộc sống, đâu là các tài sản không tan biến? Chắc chắn có hai: Thiên Chúa và người anh em. Hai tài sản này không tan biến. Và đó là các tài sản lớn nhất cần yêu thương.”
“Con người, được Thiên Chúa đặt vào đỉnh cao của tạo dựng lại thường bị loại trừ vì người ta thích của cải phù du hơn. Đó là điều không chấp nhận được, vì con người là của cải quý giá nhất dưới mắt Chúa.”
“Điều đáng lo là khi lương tâm mê muội, không còn quan tâm đến người anh em đang đau khổ bên cạnh, hay không còn quan tâm đến những vấn đề nghiêm trọng của thế giới, những vấn đề chỉ còn là các điệp khúc được hệ thống truyền thông nhắc đi nhắc lại.”
“Anh chị em thân mến, hôm nay là ngày Năm Thánh của anh chị em, qua sự hiện diện của anh chị em, anh chị em đã giúp chúng tôi cùng hòa vào làn sóng của Chúa, cùng nhìn với cái nhìn của Ngài, không nhìn vào cái võ bên ngoài.”
“Ước gì chúng ta biết đau khi không thấy hình ảnh của ông Ladarô nơi người bị loại trừ, người bị bỏ rơi. Đó là quay lưng với Chúa!”
“Đó là triệu chứng tê liệt thiêng liêng khi tập trung mọi quan tâm vào sản xuất của cải thay vì vào những người mình phải yêu thương.”
“Nghịch lý bi thảm nhất của thời buổi này là các khả năng và tiến bộ càng tăng thì càng có nhiều người không đến được với chúng.”
“Chúng ta không thể ngồi bình thản trong nhà khi có Ladarô ở ngoài cửa; sẽ không có bình an trong nhà mình khi không có công chính trong nhà của tất cả mọi người.”
Xin Chúa giải thoát các con cái của Giáo hội “khỏi các ưu tiên, đặc lợi, bám dính vào quyền lực và vinh quang, theo chiều hướng thế gian.”
“Vì quyền và vì bổn phận đối với Phúc Âm, công việc của chúng ta là lo cho tài sản đích thực, đó là người nghèo.”
Ngày thế giới của "người nghèo"
Trong ngày Năm Thánh cho người nghèo và người loại trừ, đã có một buổi rước đuốc canh thức và chầu Thánh Thể vào ngày thứ bảy 12 tháng 11, quy tụ hàng ngàn người tham dự ở đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, do Đức Hồng y Philippe Barbarin, tổng giám mục địa phận Lyon hướng dẫn, trong buổi canh thức này, có các lời chứng và có nghi thức giải tội.

Trong thánh lễ sáng chúa nhật 13 tháng 11 cho các người nghèo và người bị loại trừ, Đức Phanxicô đã «nhân danh các tín hữu kitô» xin lỗi các người nghèo và ngài tuyên bố ngày 13 tháng 11 sẽ là Ngày thế giới người nghèo, như một câu trả lời cho lời đề nghị ngay từ ngày đầu của ông Étienne Villemain, để có thể tổ chức Ngày thế giới người nghèo theo cách thức của ngày thế giới trẻ.

http://tinvui.org/vi/news/Tin-tuc/duc-phanxico-tai-san-cua-giao-hoi-la-noi-nguoi-ngheo-khong-phai-noi-cac-thanh-duong-4748.html

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch


Suy Niệm: Lễ Thánh Phanxicô Xaviê (03/12)

Kính thưa quý ông bà và anh chị em. 
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà chung quanh chúng ta, chỗ nào cũng thấy các khẩu hiệu, biển quảng cáo. Một xã hội nặng về tuyên truyền, đâu đâu cũng thấy khẩu hiệu mà nhiều khi nội dung tuyên truyền và thực tế lại khác nhau một trời một vực, một trắng một đen. Nào là xe siêu tốc, điện thoại siêu bền, kem dưỡng gia làm cho chị em trắng đẹp không tì vết, trẻ mãi không già. Thế nhưng khi mua sản phẩm về mới biết mình lầm.
Trong một bối cảnh xã hội như thế, rất dễ để người ta có thể đồng hóa việc rao giảng Tin Mừng đại khái như là việc tuyên truyền một điều nào đó mà chắc cũng chẳng có gì là hay ho.
Ngày hôm nay chúng ta mừng kính thánh Phanxicô Xaviê - người tông đồ Á Đông. Thánh nhân được biết đến là một nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo hội, một chiến sĩ can trường và trung thành của Đức Giêsu Kitô.
Ngài sinh năm 1506 tại Tây Ban Nha. Nhờ sự hướng dẫn của thánh Ignatiô, ngài đã gia nhập Dòng Tên. Năm 1537, được thụ phong linh mục ở Rôma. Năm 1541, Ngài đi truyền giáo vùng Á Đông theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Phaolô III. Trong 10 năm truyền giáo tại Ấn Độ và Nhật Bản Ngài đã đi hàng trăm ngàn cây số và rửa tội được khoảng 100 ngàn người. Ngài qua đời năm 1552, tại đảo Xanxian, cửa ngỏ vào Trung Quốc. Năm 1622, Đức Thánh Cha Grêgôriô XV đã phong Ngài lên bậc hiển thánh. Năm 1904, được Đức Giáo Hoàng Piô X đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Qua một vài điểm liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Thánh Phanxicô chúng ta được mời gọi cùng suy về bản di chúc của Đức Giêsu Kitô: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”. Đó là sứ vụ của Giáo Hội và của từng người chúng ta.
Quý ông bà và anh chị em rất thân mến. Chúng ta hãy hướng về Giáo Hội là mẹ của chúng ta, chúng ta cùng mang thao thức của Giáo Hội là làm sao trình bày Chúa Giêsu, trình bày dung mạo của Thiên Chúa, mà không phải bác loa, không phải tuyên truyền, không phải quảng cáo. Nhưng là bằng sự thật, bằng chính hồng ân sự sống mà Thiên Chúa ban tặng.
Ta loan báo Tin Mừng bằng cách nào đây, thánh Phaolô nơi bài đọc đã chia sẻ cho chúng ta định hướng rất rõ ràng về trách nhiệm và thái độ cần phải có của một người ra đi loan báo Tin Mừng. Rao giảng không phải để tự hào, nhưng đó là sự cần thiết mà lương tâm bắt buộc ngài phải làm. Ngài rao giảng với thái độ của một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tự nguyện chấp nhận trở thành nô lệ của mọi người vì phần rỗi của họ, và theo lời Thầy Giêsu mời gọi.
Loan báo Tin Mừng bằng cách kể lại cho anh chị em những kì công Thiên Chúa đã thực hiện trên cuộc đời của ta, bằng cách chỉ cho người ta thấy Thiên Chúa là Đấng yêu thương nhân loại là dường nào, bằng cách họa lại dung mạo của Thiên Chúa bằng chính đời sống thường ngày của ta. Chính đời sống bác ái yêu thương, là lời loan báo Tin Mừng hữu hiệu nhất. Bởi vì việc loan báo Tin Mừng không phải chỉ là một công việc, không phải là một chút hy sinh,… Nhưng là một tâm thức, một thái độ sống, một ý thức, một trách nhiệm.
Giáo phận Thanh Hóa chúng ta đang dần bướ vào năm thánh mừng 85 thành lập, với chủ đề: “Hãy ra chỗ nước sâu…”. Vậy con kêu gọi quý ông bà và anh chị em, chúng ta hãy tiến thêm một bước xa hơn nữa là đi đến với những người chung quanh để đưa họ về với Chúa. Xin cho chúng ta có lòng nhiệt huyết truyền giáo, đồng thời cầu nguyện cho những người chưa nhận biết Chúa sớm nhận ra được ánh sáng chân lý của Ngài.
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, một tấm lòng đó để chúng ta trao ban tình yêu Đức Kitô đến cho anh chị em mình. Xin cho từng người cộng đoàn và trong giáo phận chúng ta trở thành những Phanxicô Xaviê cho thời đại hôm nay. Amen.
 Jos.MiKe



Suy Niệm: Lễ Thánh AnrêTông Đồ (30/11)

(Mt 4, 18-22)
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ!
Sứ mạng cao cả nhất của Chúa Giêsu khi đến trần gian là cứu rỗi nhân loại, dẫn đưa mọi người về với Chúa Cha. 
Để đạt được mục tiêu này, ngay từ đầu sứ vụ công khai Ngài đã kêu gọi, tuyển chọn những người cộng tác với Ngài và người môn đệ đầu tiên đáp lại lời mời gọi ấy đó là thánh Anrê tông đồ mà chúng ta mừng lễ hôm nay.
Kinh Thánh nói rất ít về ngài, chúng ta chỉ biết rằng ngài là anh của Phêrô, họ làm nghề chài lưới đánh cá ở biển Galilê. Thánh sử Matthêu ghi lại bối cảnh mà Chúa Giêsu kêu gọi 4 tông đồ đầu tiên, đang khi các ông làm việc cùng với gia đình của mình. Simon và Anrê đang quăng chài, còn Giacôbê và Gioan thì đang vá lưới ở trong thuyền.
Chúa Giêsu kêu gọi các ông ngay khi các ông đang thi hành bổn phận đời thường. Nghe lời mời gọi của Chúa các ông lập tức bỏ mọi sự mà đi theo Chúa, bỏ lại những gì thiết thân nhất với mình, bỏ lại những thứ làm cho cuộc sống của các ông được đảm bảo, bỏ lại tất cả: bỏ thuyền, bỏ chài lưới, bỏ sự nghiệp, bỏ các mối tương quan thiết thân thậm chí còn bỏ cả người cha thân thương của mình mà đi theo Chúa.
Và rồi các ngài dành trọng cuộc đời mình mà loan báo Tin Mừng. Đặc biệt thánh Anrê đã mạnh mẽ như chính tên của ngài, can đảm, vui mừng hân hoan vì không những được chết cho Chúa và như Chúa, được liên kết chặt chẽ với sự chết và các đau khổ của Chúa để rồi cũng được hiển trị với Người. Phần chúng ta, cũng hãy chú tâm lắng nghe tiếng Chúa mời gọi mình thông phần vào thập giá của Người: “Ai muốn theo Ta, thì hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta” (Lc 9,23).
Trong cánh đồng truyền giáo vẫn còn mênh mông, Chúa vẫn cần những môn đệ như các môn đệ ngày xưa. Đó là những người có thái độ sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa và can đảm từ bỏ mọi sự để mà đi theo Chúa. Chúng ta có xin Chúa ban cho Hội Thánh ngày càng có thêm những tông đồ như thánh Anrê.
Jos.MiKe

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Chủ đề ba Ngày Giới trẻ Thế giới 2017, 2018 và 2019

WHĐ (22.11.2016) – Hôm nay 22-11-2016, Phòng Báo chí Toà Thánh phổ biến Thông cáo của Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống về Chủ đề của ba Ngày Giới trẻ Thế giới sắp tới (2017-2019) như sau:


– Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 32 (năm 2017): “Đấng Toàn Năng đã làm những cho tôi những điều trọng đại” (Lc 1,49);

– Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 33 (năm 2018): “Maria, đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 1,30);

– Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 34 (năm 2019, tại Panama): “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” (Lc 1,38).


Đây là những chủ đề đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn cho hành trình ba năm của Ngày Giới trẻ Thế giới với cao điểm là Ngày Giới trẻ Thế giới cử hành ở cấp quốc tế sẽ diễn ra tại Panama vào năm 2019.


Hành trình tâm linh này được Đức Thánh Cha đề ra tiếp nối suy tư đã khởi sự với ba Ngày Giới trẻ Thế giới trước(2014-2016), tập trung vào các Mối phúc thật. Như chúng ta biết, Đức Maria là người được mọi thế hệ ca tụng là người có phúc (x. Lc 1,49). Trong bài huấn từ soạn sẵn cho buổi gặp gỡ các tình nguyện viên của Ngày Giới trẻ Thế giới tại Krakow, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về thái độ của Mẹ Chúa Giêsu như một mẫu gương để noi theo. Sau đó, trong bài huấn từ ứng khẩu, ngài mời gọi người trẻ nhớ lại quá khứ, can đảm đối mặt với hiện tại và hy vọng vào tương lai.


Như thế, ba chủ đề đã được công bố nhằm đem lại một ý nghĩa Thánh mẫu học rõ ràng cho hành trình tâm linh của baNgày Giới trẻ Thế giới sắp tới. Đồng thời cũng đưa ra hình ảnh của người trẻ lên đường giữa quá khứ (2017), hiện tại (2018) và tương lai (2019), lấy cảm hứng từ ba nhân đức đối thần: tin, cậy, mến.


Hành trình được đề nghị cho người trẻ cũng cho thấy có sự phù hợp với suy tư mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã uỷ tháccho Thượng Hội đồng Giám mục lần tới: Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi.

(Nguồn: press.vatican.va)

 Minh Đức

Linh mục đoàn giáo phận Thanh Hóa tĩnh tâm thường niên 2016

Từ ngày 21-25/11/2016, các linh mục trong giáo phận Thanh Hóa đã về Tòa Giám Mục để tham dự tuần tĩnh tâm thường niên.

Cuộc tĩnh tâm năm nay qui tụ 104 cha đang phục vụ tại các giáo xứ trong giáo phận, bao gồm cả hai cha dòng Tên đang hiện đang mục vụ tại giáo họ Hòa Chúng, giáo xứ Sầm Sơn. Ngoài ra còn có ba thầy phó tế cũng tham dự tuần tĩnh tâm chung với các cha trong giáo phận.

Vị giảng phòng cho linh mục đoàn Thanh Hóa năm nay là đức cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa.

Chủ đề chính của cuộc tĩnh tâm là “Linh mục với sứ vụ loan báo Tin Mừng”. Đây cũng chính là chủ đề mà giáo phận Thanh Hóa sẽ đào sâu trong suốt Năm Thánh Truyền Giáo 2017, nhân dịp kỷ niệm 85 năm thành lập giáo phận.

Chương trình tĩnh tâm được chính thức khai mạc với giờ Chầu Thánh Thể tại nhà nguyện của Tòa Giám Mục, do đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh chủ sự. Ngay sau đó, đức cha Alphongsô đã có bài chia sẻ đầu tiên. Khởi đi từ câu Tin Mừng Luca 5,4: “Hãy ra chỗ nước sâu…”, đức cha Alphongsô đã mời gọi các linh mục  nhìn lại sứ vụ của mình trong viễn cảnh loan báo Tin Mừng, một sứ mạng quan trọng đã làm nên bản chất của Giáo Hội. Ngài nhấn mạnh, các linh mục là những người được trao phó sứ vụ này một cách thiết thực nhất và phù hợp nhất. Tuy nhiên, “ra chỗ nước sâu…” cũng có nghĩa là ra xa bờ, là chấp nhận nguy hiểm với những sóng to gió lớn… và vì thế càng đòi hỏi nơi các linh mục một sự cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa.


Chủ đề của tuần tĩnh tâm tiếp tục được đức cha giảng phòng Alphongsô triển khai với một loạt những bài suy niệm: Tầm quan trọng của việc loan báo Tin Mừng, Đức Kitô– người loan báo Tin Mừng lý tưởng, những cách thức loan báo Tin Mừng… Sau mỗi bài suy niệm là những giờ hội thảo để các linh mục có thể đào sâu và chia sẻ kinh nghiệm thực tế mục vụ đặc thù tại mỗi giáo xứ. 

Sau ba ngày lắng nghe và suy niệm các ý tưởng được gợi ý từ đức cha giảng phòng, thứ Sáu ngày 25/11/2016, linh mục đoàn giáo phận Thanh Hóa bước sang ngày hội thảo mục vụ để kết thúc tuần tĩnh tâm. Hy vọng các cha sẽ lãnh nhận được dồi dào ân sủng Chúa từ tuần tĩnh tâm này để phong phú hóa đời sống tâm linh và dồi dào ý lực mới trong đời sống mục vụ.
































BTT. GP. Thanh Hóa

Muôn Ngàn Đời Chúa Vẫn Trọn Tình Thương

 (1Ga 4,11-18; Mc 6,45-52)
(Giảng lễ tĩnh tâm linh mục đoàn tháng 27/01/2016)
Kính thưa Đức cha, quý cha, quý tu sĩ cùng toàn thể quý ông bà và anh chị em. 
Chúng ta đang sống trong những ngày của tuần lễ Chúa hiển linh. Phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta đi vào mối tương quan thiết thân với Chúa để có thể khám phá dung mạo của Thiên Chúa Đấng “giàu lòng thương xót”.
Xuất dọc dài lịch sử, dẫu cho nhân loại có phản bội, dẫu cho nhân loại có bất trung, có bội bạc đến thế nào đi chăng nữa thì Thiên Chúa vẫn hằng quan tâm, tha thứ và yêu thương bằng một tình cảm thắm thiết mặn nồng, tình yêu và lòng trung tín của Ngài vẫn mãi được trải dài đến ngàn muôn thế hệ.
Điều đó đã được thánh Gioan Tông Đồ khẳng định nơi bài đọc I: Thiên Chúa đã ban thần khí của Ngài cho chúng ta. Để chúng ta được ở trong tình yêu của Thiên Chúa. Một tình yêu vĩnh cửu.
Cách mạnh mẽ và cụ thể hơn ở nơi bài Tin Mừng, thánh sử Máccô đưa chúng ta trở về khung cảnh của đêm tối, với một không gian đầy ám khí của sự dữ, của sự chết. Các môn đệ của Đức Giêsu đang bị vùi dập giữa sóng gió ba đào, cái ranh giới giữa sống và chết thật là mỏng mảnh. Chính trong lúc nguy nan ấy Đức Giêsu đã xuất hiện, Ngài không đưa họ ra khỏi thử thách nhưng Ngài đã vượt qua biển cả hung tợn để gặp gỡ, để gìn giữ các ông ngay giữa lòng thử thách.
Ở giữa lòng thử thách của biển cả và sau này trong cơn sầu khổ của cuộc Thương Khó các môn đệ tự mình không thể nhận ra Đức Kitô hằng sống, họ tưởng Ngài là ma. Nhưng Đức Giêsu đã lên tiếng trấn an các ông, Ngài khẳng định một sự bảo đảm, một sự chở che và sẵn sàng ra tay cứu giúp: Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ! Điều này cho thấy Đức Giêsu không hề rời bỏ các môn đệ của mình dù các ông đang làm gì và ở đâu, dù có khó khăn, có trở ngại Chúa vẫn luôn ở bên để cứu giúp.
Khi chiêm ngưỡng chân dung lòng thương xót của Chúa Cha, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh đến điệp khúc thánh vịnh 136: “muôn Ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Theo Đức thánh cha, trong ánh sáng Lòng Thương Xót bản chất của ơn cứu độ tỏa sáng trong mọi biến cố lịch sử dân Giao Ước, lòng thương xót làm cho lịch sử ấy trở thành một lịch sử cứu độ… theo đó, con người không chỉ tồn tại trong quá khứ, nhưng trong sự vĩnh cửu dưới ánh mắt đầy nhân hậu và từ tâm của Thiên Chúa.
Thật vậy, Thiên Chúa, Ngài không ở một nơi cao xa bất tận nào đó, nhưng Ngài đã đến bên cuộc đời của chúng ta để trao ban tình yêu nhờ đó chúng ta được tham dự vào tình yêu của Đấng sáng tạo; chính Đức Kitô đã đi ra khỏi địa vị Thiên Chúa, đến đồng cảm với mọi chuân chuyên của kiếp người; để trao ban sự bình an, niềm vui và ơn cứu độ.
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ! 
Đời sống con người thường được ví như là cuộc ra khơi đầy sóng gió, con thuyền cuộc đời của mỗi chúng ta có thể đang chao đảo, bập bềnh trên đại dương vì gặp sóng to gió lớn là sự khổ đau, hiểu lầm, nghi kị, buồn chán, thất vọng,… Nhưng con thuyền ấy nếu có Chúa chắc chắn mọi sự hiểm nguy phải lắng xuống để nhường chỗ cho sự bình an ngự trị.
Như Đức Giêsu, khi Ngài bước lên thuyền với các môn đệ thì gió lặng. Xin cho mỗi chúng ta cũng trở nên sứ giả của bình an để trong năm thánh lòng thương xót này, chúng ta cũng giám vượt qua những khó khăn để đến với tha nhân, để sự hiện diện của chúng ta ở bất cứ nơi đâu cũng là sự hiện diện của sự sẻ chia, niềm vui và bình an.
Giờ phút này bên Đức cha, bên quý cha chúng ta dâng lên Chúa tâm tình ngợi khen chúc tụng. Tạ ơn Chúa vì sự quan phòng của Ngài trên cuộc đời từng người, gia đình và cộng đoàn chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, cầu nguyện cho Đức cha, cho các cha. Quý ông bà và anh chị em hãy tiếp tục nâng đỡ, bảo vệ và cộng tác với các cha, để các ngài chu toàn sứ vụ Chúa đã trao phó để qua đó ơn thánh Chúa tiếp tục đổ xuống trên chúng ta…
Jos.MiKe

Lời Ngỏ Cho Tập Tài Liệu Huấn Luyện Giáo Lý Viên

LỜI NGỎ

Thưa quý thầy, quý sơ, quý chú và các bạn Giáo lý viên thân mến.
Dạy Giáo Lý là một nhiệm vụ ưu tiên và tối quan trọng của Giáo Hội, là nhiệm vụ của mọi kitô hữu nhằm giáo dục đức tin và tạo nên những người kitô hữu trưởng thành. Trong Tông Huấn Catechesi Tradendae, Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng: Dạy Giáo Lý là một giai đoạn hay một khía cạnh của việc Tin Mừng hóa, do đó, nội dung của Giáo Lý không gì khác hơn nội dung của Tin Mừng hóa: cũng một sứ điệp Tin Mừng cứu độ đã được nghe hằng trăm lần và được tiếp nhận với tất cả lòng quý mến, sẽ luôn được đào sâu nhờ suy tư và nghiên cứu có hệ thống trong Giáo Lý (CT 26).
Vì hoàn cảnh lịch sử và nhiều lý do khác nhau mà việc dạy Giáo Lý trước đây của hầu hết các giáo phận Miền Bắc thường được giao cho các ông trùm, bà quản. Nhưng với đà tiến của xã hội, nhất là sống trong ‘thời đại công nghệ số’ hiện nay, việc dạy Giáo Lý cần phải được canh tân không ngừng để Lời Chúa được diễn đạt đúng hơn, rõ hơn, sống động và hợp thời hơn.
Trước nhu cầu thực tế của giáo phận, từ hơn 10 năm nay, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo Giáo lý viên qua chương trình Men Phục Sinh.
Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức cha và dựa trên thực tế nội dung đào tạo Men Phục Sinh cùng với những nỗ lực tìm hiểu, tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau. Nhóm biên soạn đã cho ra đời tập Tài Liệu Huấn Luyện Giáo Lý Viên.
Tập tài liệu này gồm 3 cấp:
1. Sơ Cấp: trình bày những khái niệm căn bản về Kinh Thánh, Giáo Hội,...
2. Trung Cấp: trình bày về phương sư phạm trong việc dạy Giáo lý.
3. Nâng cao: trình bày về các kỹ năng tổ chức chương trình.
Qua tập tài liệu này khiêm tốn này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các bạn trang bị cho mình những kiến thức căn bản về sư phạm, qua đó các bạn sẽ thu được những thành quả tốt hơn trong việc dạy Giáo lý.
Dù đã cố gắng hết mình, nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong việc soạn thảo. Với tinh thần chung tay xây dựng giáo phận, cụ thể là công cuộc đào tạo Giáo lý viên, chúng tôi sẽ rất hạnh phúc và trân quý những góp ý của mọi người để tập tài liệu này được hoàn thiện và xuất bản trong năm tới 2017 như một món quà tinh thần, dành tặng cho giáo phận nhân dịp sinh nhật lần thứ 85 năm.
Xin Đức Kitô Phục Sinh là nguồn sức mạnh thánh thiêng phù trợ cho tất cả chúng ta.
Jos.MiKe

Sư Phạm Giáo Lý Khối Nâng Cao

BÀI 1

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

I. KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC

1. Định nghĩa

Tổ chức là nghệ thuật phối hợp mọi yếu tố hay điều kiện đã và đang có, để tạo thành một khối liên kết nhằm đáp ứng cho kế hoạch và mục tiêu chung.
Tổ chức còn là khoa học sắp xếp công việc sao cho đỡ tốn thời gian, nhân lực, vật lực[1]… mà vẫn thu được kết quả tối đa.

Để phối hợp nhịp nhàng, phải có hệ thống tổ chức, hệ thống càng hoàn hảo thì công tác tổ chức càng có hiệu quả. 
a. Lợi ích
Hệ thống tổ chức cho thấy rõ chức năng quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, giúp cho từng người biết phải làm gì, phải phối hợp với ai và ra sao; đồng thời biết được sự lệ thuộc và quyền hạn của mình với một ai đó nhằm đạt tới mục tiêu đã định.
b. Nguyên tắc thiết lập
Hệ thống tổ chức được thiết lập theo các nguyên tắc: Nhân sự, thời gian, không gian, công việc, quy trình…
c. Cơ cấu hình thành
Hệ thống tổ chức có thể được hình thành theo cơ cấu:
- Đơn giản: Khi cơ cấu có ít mối liên hệ và tập trung; nếu có tập trung thì chỉ 2 cấp là tối đa; các mệnh lệnh và báo cáo chỉ cần một người nắm bắt mà thôi (ưu điểm: Linh hoạt, nhanh, dễ kiểm tra. Nhược điểm: Khó phối hợp với các bộ phận khác).


Phức tạp: Khi cơ cấu có nhiều mối liên hệ và tập trung, nghĩa là cùng một lúc trực thuộc hai đối tượng có chuyên môn khác nhau.

Dù hệ thống được hình thành theo cơ cấu đơn giản hay phức tạp, vẫn phải thống nhất điều khiển. Một nhân viên cấp dưới chỉ trực tiếp chịu trách nhiệm cũng như nghe mệnh lệnh với một người cấp trên mà thôi. Nếu không sẽ gặp phải những mâu thuẫn hay ưu tiên.
Muốn thống nhất điều khiển hay kiểm tra toàn bộ phải có sự phân công phân nhiệm, nghĩa là chia một việc lớn thành nhiều việc nhỏ cho một người hay một nhóm người có khả năng thực hiện đạt yêu cầu ban đầu đề ra.

3. Nghệ thuật tổ chức

Để việc tổ chức mang lại hiệu quả, người tổ chức phải biết:
a. Chọn người cộng tác
Chọn người “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm;” không chọn người hời hợt, lè phè, vô trách nhiệm.
Chọn người có thiện ý, liêm chính, nhân ái và vị tha; không chọn người tham vọng đến gian xảo, hẹp hòi và ích kỉ.
Chọn người có khả năng thuyết phục và cộng tác, không chọn người “mồm miệng đỡ tay chân” và độc đoán.
b. Phân quyền và uỷ quyền cách đầy đủ và rõ ràng
- Phân quyền là phân tán quyền ra quyết định trong một cơ cấu tổ chức. Để việc phân quyền được thuận lợi cần có các yếu tố sau:
+ Cấp dưới phải hiểu được những gì cấp trên thông đạt.
+ Cấp dưới phải tin tưởng những gì cấp trên yêu cầu thực hiện không trái ngược với mục đích chung hoặc phải phù hợp với lợi ích của cấp dưới.
+ Cấp dưới phải có đủ khả năng tổ chức, tinh thần để thi hành yêu cầu của cấp trên.
+ Cấp dưới thừa nhận quyền hành của cấp trên là chính đáng.
+ Bản thân cấp trên phải có nhiều khả năng và đức tính khiến cấp dưới phải vâng nghe.
- Uỷ quyền là giao một phần quyền hành và trách nhiệm cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ.
+ Muốn đạt mục tiêu người tổ chức cần có uỷ quyền.
+ Quá trình uỷ quyền gồm:
• Xác định kết quả mong muốn, thông báo đường hướng thực hiện.
• Nêu rõ những nguyên nhân, tình huống do các quá trình xử lý, để có biện pháp thích ứng.
• Giao nhiệm vụ.
• Giao quyền hành để hoàn thành nhiệm vụ.
Yêu cầu người được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm hoàn thành.
• Đón nhận các báo cáo của người được uỷ quyền sau khi thực hiện công việc.
+ Có thể uỷ quyền cách cụ thể hay tổng quát, bằng văn bản hay bằng miệng, nhưng việc ủy quyền bằng văn bản cụ thể luôn có ích, vì giúp ta và người ủy quyền nắm vững hoặc dễ dàng nhận ra những mâu thuẫn và chồng chéo với các cương vị, chức năng khác.
+ Khi uỷ quyền cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
• Dựa vào mục tiêu hay kết quả mong muốn mà xác định xem cần giao những quyền hạn nào, để người dưới có thể hoàn thành nhiệm vụ.
• Có thể uỷ quyền bằng cách xác định theo chức năng, nghĩa là xác định rõ chức năng hay nhiệm vụ của cá nhân.
• Mỗi cấp phải biết mình được ai uỷ quyền và phạm vi quyền hạn của mình ra sao.
• Mọi cấp đều có quyền hạn riêng và có quyền quyết định ở cấp đó, chính họ phải sử dụng quyền hạn chứ không phải đẩy lên cấp trên.
+ Sau khi đã uỷ quyền:
• Không nên quyết định thay cho cấp dưới.
• Tin vào cấp dưới.
c. Phân chia công việc
- Nắm bắt nội dung công việc

+ Mô tả công việc, nghĩa là liệt kê các việc phải làm, đường hướng thực hiện và tiêu chuẩn cần đạt trong công việc.

+ Định hình công việc, nghĩa là chia nhỏ công việc ra từng hạng mục nhỏ, sau đó:
• Xác định những yêu cầu cần có và mức độ cần đạt của công việc, các đặc điểm về năng lực và phẩm chất của người thực hiện.
• Xác định trọng điểm.
• Xác định thời gian và không gian cho phép.
• Phân chia công việc, nghĩa là chia người theo mảng công việc. Phải phân chia công việc thế nào cho chặt chẽ, hài hòa, linh động và hiệu quả để tránh thừa hoặc thiếu.
Ví dụ: Tổ chức đi trại
Công việc
Yêu cầu cần có
Mức độ cần đạt
Đặc điểm về năng lực cá nhân
Phẩm chất cá nhân

Tập họp
Nhanh,
kỷ luật, chính xác
5 phút cho 50 người
Biết phối trí nhanh và dứt khoát
Nghiêm túc và rõ ràng

Lên xe
Nhanh, đồng bộ, trật tự
10-15 phút cho 50 người
Biết linh hoạt và xử lý các tình huống, có tài bố trí
Có uy quyền chỉ đạo

Sinh hoạt trại
Các trại sinh vui, sẵn sàng hội nhập và có các bài hát sinh hoạt
Triển khai đúng theo chương trình đã thông qua thời gian, không gian cần đạt trên 70%
Biết tạo bầu khí theo yêu cầu, nắm vững tình thế và biết dẫn tạo trại sinh
Tốt, nhiệt thành và sẵn sàng
- Nắm bắt thông tin để thực hiện công việc
+ Nắm bắt thông tin về yêu cầu công việc và thời gian cho phép.
+ Thông tin về các yêu cầu nhân sự: Trình độ chuyên môn, kiến thức cá nhân, mối tương quan và cá tính.
+ Thông tin về các đặc điểm, năng lực con người cần có nhu cầu để chu toàn công việc, chủng loại dụng cụ.
+ Nắm bắt thông tin tiêu chuẩn mẫu để sửa đổi khi thực hiện công việc: Bao gồm thời gian, không gian, khối lượng công việc.
+ Thông tin về điều kiện thực hiện công việc: Xa - gần, phức tạp - đơn giản, cá nhân - tập thể, thuận lợi - không thuận lợi.

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC

Dựa vào công thức căn bản về quản trị trên đây, khi tổ chức, cần tiến hành các bước sau:

1. Bước một: Dự tính

- Xác định mục tiêu và yêu cầu cần đạt.
- Xác định đường hướng thực hiện.
- Tiên liệu và liệt kê các việc cần làm.
- Tiên liệu về không gian và thời gian cho phép.
- Phác họa (dự thảo) chương trình.
- Lên kế hoạch vận động.
- Lập ban tổ chức.

2. Bước hai: Phân công

- Phân tích công việc và yêu cầu công việc.
- Phân chia công việc thành các hạng mục hay xác định các việc trọng điểm tức phân ban.
- Vẽ sơ đồ căn bản.

3. Bước ba: Phân nhiệm

- Bố trí nhân sự phụ trách các việc trọng điểm, nghĩa là đặt các trưởng ban (chỉ nên chọn và giao cho người có khả năng và tinh thần trách nhiệm).
- Trưởng ban tiên liệu các việc cần làm. Thời gian và nhân, vật lực cần đến.
- Vẽ sơ đồ

4. Bước bốn: Chuẩn bị

- Kiểm tra sơ bộ: Các trưởng ban báo cáo quá trình chuẩn bị công việc: Kết quả, khó khăn gặp phải, yêu cầu.
- Kiểm tra toàn bộ các khâu chuẩn bị. Giải quyết những khó khăn, chỉnh lại nếu cần.
- Thống nhất chương trình hành động từ A đến Z theo thứ tự thời gian.

5. Bước năm: Tiến hành công việc

- Điều phối công việc: Dẫn đạo
+ Liên kết các bộ phận với nhau thành một tổng thể hoàn chỉnh và thống nhất về công việc được tiến triển cách nhịp nhàng.
+ Liên kết và phát huy khả năng của các cộng sự viên theo hướng đã định nhằm đạt tới mục tiêu chung.
+ Cần có cái nhìn bao quát, rộng và xa để khỏi bị ách lại bởi những chi tiết vụn vặt nhưng quy tất cả về đích điểm.
+ Cần làm nổi bật yếu tố đoàn kết nội bộ để giúp nhau đi lên. Muốn thế, phải cầu tiến và giúp cho mọi người thấy được tinh thần cầu tiến ấy nơi mình.
+ Phải lượm lặt những cái tưởng là rời rạc và kết thành chuỗi mắt xích để đưa vào những tổng thể cần có, nhằm đạt mục đích sớm nhất.
- Thẩm định và tái tổ chức: Cải tiến
+ Khi có một tình huống xảy ra không như dự tính ban đầu, phải rà soát lại công việc xem có gì trục trặc không, ảnh hưởng tới mức độ nào và tầm cỡ nào (chi tiết hay tổng thể).
+ Phải nắm bắt ngay các yếu tố xảy ra, đồng thời đề ra giải pháp xử lý chọn lựa một phương pháp nào đó để thích ứng với tình huống mới.
+ Giải pháp đề ra phải phù hợp với đường lối và kế hoạch tổng thể, nghĩa là phải có tính liên tục và bổ sung.

6. Bước sáu: Kiểm tra

- Lượng giá công việc theo mục tiêu đề ra.
- Rút ra ưu khuyết điểm.
- Tích lũy kinh nghiệm.[2]







[1] Vật lực là những phương tiện vật chất dùng trong tổ chức.
[2] Biên soạn dựa theo Giáo xứ Xã Đoài, Sổ Tay Linh Hoạt Viên 4, (Mùa Chay 2007).