Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Suy Niệm: Tin Mừng Chúa Nhật 24 - TN A

SUY NIỆM 1

Người Việt Nam chúng ta có lòng tôn kính các thánh tử đạo. Mà không chỉ đạo công giáo mới có thánh tử đạo mà thôi, mà ở các tôn giáo khác cũng có thánh tử đạo.
Mà không chỉ trong phạm vi tôn giáo, ngay ở các hệ thống lí thuyết xã hội cũng có những người dám hi sinh cả mạng sống để bảo vệ hệ thống tư tưởng mà họ cho là chân lý tuyệt đối. Thậm chí những người mà chúng gọi là quân khủng bố, thì trong tôn giáo của họ, họ được coi như là các thánh tử đạo.
Vậy thì, cái gì làm nên sự khác biệt giữa một vị tử đạo Kitô giáo và các vị tử đạo của các tôn giáo khác, hay trong các hệ thống xã hội khác? Cái gì nó làm nên đặc điểm của một vị tử đạo tin vào Chúa Giêsu Kitô?
Xin thưa, đó là sự tha thứ. Dù đau khổ đến mấy đi chăng nữa, dù phải hy sinh mạng sống của mình các ngài vẫn cứ đầy ắp yêu thương đối với người khác, ngay cả chính những kẻ giết mình.
Xưa trên đồi Gôngôtha, ở đó khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh, người ta đã không gặp được bất cứ lời nguyền rủa nào mà chỉ gặp được lời cầu xin tha thứ của Chúa Giêsu: 'Lạy Cha, xin tha cho họ'’.
Đó chính là đỉnh cao tình yêu Kitô giáo. Ơn tha thứ, và tha thứ cho chính những kẻ làm hại mình. Và khi Cháu Giêsu cầu nguyện như thế, Ngài mặc khải cho chúng ta về dung nhan của Thiên Chúa, một Thiên Chúa là Tình Yêu, tha thứ và thương xót.
Nơi thánh giá, Chúa Giêsu không chỉ tha thứ cho những kẻ làm khổ Ngài, nhưng còn tha thứ cho chính chúng ta. Cho con và cho quý ông bà và anh chị em. Như thánh Phanxicô Assisi nói rằng: khồng chỉ quân dữ đã đóng đinh Đức Giêsu mà thôi, nhưng cả chúng ta nữa, mỗi khi chúng ta phạm tội.
Cho nên chúng ta ý thức rằng, chúng ta được Chúa tha thứ thì giờ đây bổn phận của chúng ta cũng phải làm cho dòng chảy ơn tha thứ cứ tiếp tục, tiếp tục mãi.
Nhân vật ở trong Tin Mừng hôm nay, anh ta đã không cảm nhận được tình thương và ơn tha thứ của ông chủ, cho nên anh ta đã bóp cổ người đồng bạn của anh ta. Anh ta đã không cảm được ơn tha thứ của Cha trên trời và vì thế anh không thể chia sẻ ơn tha thứ cho bạn bè của mình.
Và vì anh ta không cảm nhận được ơn tha thứ cho nên anh ta đã không hòa mình vào được dòng chảy của tình yêu, của lòng thương xót, của Nước Trời. Anh ta tự tách mình ra khỏi thiên đàng.
Chúng ta đọc kinh Lạy Cha hằng ngày, trong đó có câu: ‘xin Cha tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con”. Chúng ta phải tha thứ vì Chúa đã tha thứ cho chúng ta. Bằng không sẽ như câu chuyện Tin Mừng, Chúa nói với chúng ta: tên đầy tớ khốn kiếp kia, Ta đã tha nợ cho người, còn ngươi lại không tha thứ cho đồng bạn ngươi sao.
Trong thánh lễ, khi linh mục chào chúc bình an, rồi mời gọi anh em hãy chúc bình an cho nhau. Bình an ở đây chính ta là sự tha thứ. Như thế, trong thánh có hai chỗ nhắc nhở ta tha thứ cho nhau: tha cho chồng, tha cho vợ, tha cho con cháu, tha cho hàng xóm láng diềng,… tha cho những người gây đau khổ cho mình trong cuộc đời. Khi ta chia sẻ cho nhau ơn bình an của Chúa, thì đó là dấu chỉ đích thực của người Kitô hữu.
Để kết thúc bài chia sẻ, xin cộng đoàn hãy cùng con ta thử làm 3 việc: 1. khi ta giận dỗi – ta thử soi gương xem khuôn mặt của mình có rạng rỡ không, lúc mình giận mặt có đẹp không? 2. Trong lúc giận như vậy thử xem ta ăn có ngon không? 3. Rồi trong lúc bực tức như vậy, ta thử đặt mình xuống giường xem có ngủ được không?
Hầu chắc rằng sẽ không đẹp, không ngon, và không được. Vậy thì, nếu như mà ăn không ngon, ngủ không ngon, khuôn mặt không đẹp thì thử hỏi: GIẬN để làm gì.


SUY NIỆM 2

Thứ Ba, ngày 11/09/2001. Vụ khủng bố sảy ra trên đất Mỹ, tòa tháp đôi trên thành phố New york bị sụp đổ, lầu 5 góc tại Woa – sin – tơn – đi – si cũng bị phá hủy.
Tòa tháp đôi là niềm tự hào về sự thịnh vượng của nước Mỹ; Tòa 5 góc là nơi an toàn nhất vì đó là bộ não của bộ chỉ huy quân sự Mỹ. Vụ khủng bố  làm 2.996 người chết, hơn 6.000 người khác bị thương, và gây ra thiệt hại về tài sản và cơ sở hạ tầng ít nhất 10 tỉ đôla.
Không chỉ là con số diệt vong, không chỉ là con số thương tích hay thiệt hại kinh tế. Nhưng điều quan trong hơn nữa đã để hằng lại trong tâm trí của những nahf lãnh đạo, đã để hằn lại trong tâm khảm mỗi người là sự thù hận.
Sau khi khủng bố sảy ra, tổng thống Gióc – Bút đã tuyên bố, tuyên chiến với bọn khủng bố, tuyên chiến hay là trả thù. Mà thật ra, câu truyện trả thù không có gì là mới lạ, không có gì mới. Câu truyện trả thù đã sảy ra ngày từ khởi nguyên từ lịch sử nhân loại. từ khi nguyên tổ đưa tay ra hái trái cấm thì thù hận đã len lỏi vào trần gian.
Kết quả của thù hận, thì luôn sinh ra thù hận, kết quả thù hận thì luôn dẫn đến ựu chết chóc. Người ta nghĩ rằng lấy sức mạnh của quân sự, lấy sức mạnh của lòng căm thù thì có thể giải quyết được những oan khiên, thì có thể vãn hội được hào bình, thì có thể tìm được sự bình an. KhÔNG PHẢI THẾ.
Bở vì, kinh nghiệm của cha ông đã chỉ cho chúng ta rất ư là rõ ràng: ‘lấy oán mà trả oán thì oán chất chồng – lấy ân mà trả oán thì oán mới hết”. Sứ điệp của Tin Mưng hôm nay, công bố cho thế giới ơn hòa giải. Sứ điệp của Tin Mưng mời gọi từng người Kitô chúng ta trở thành thừa tác viên của hòa giải, loan báo ơn hòa giải.
Sống trong ngày hôm nay, nhiều khi chúng ta cảm thấy quá là bức bách trong một thế giới có quá nhiều đau khổ, có quá nhiều bất công, cá lớn nuốt cá bé. Nhiều khi nó thôi thúc chúng ta phải vùng lên, phải đấu tranh, phải vùng lên để đòi lại lấy công bằng. Đến mức nhà sử học Flavius Renatu nói rằng: bạn muốn có hòa bình, thì bạn phải chuẩn bị chiến tranh"”.
Đường lối của Tin Mừng của Chúa Giêsu không phải như thế, mà hoàn toàn ngược lại. Nơi đồi Gôngôtha, ở đó khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh, người ta đã không gặp được bất cứ lời nguyền rủa nào mà chỉ gặp được lời cầu xin tha thứ: 'Lạy Cha, xin tha cho họ'’.
Chúng ta phải đặt câu hỏi: tại sao lại có chiến tranh? Tại soa có thù hận, xin thưa tại vì người ta không thể ngồi lại với nhau, tại vì người ta không thể nói với nhau được lời tha thứ, tại vì người ta không nghĩ đến nhau, không quan tâm đến nhau. 
(Câu chuyện 2 anh em)
Nếu như sứ điệp của Tin Mừng thấm nhập vào trong lòng con người, nếu như sứ điệp Tin Mừng cứ canh cánh bên lòng của những người lành đạo thì chắc chắn sẽ không còn chiến tranh, không còn thù hận.
Và nếu ta nhìn vào trong hàng xóm láng giềng, trong các gia đình, sự xào xáo, sự chia li,… có khi chỉ bắt nguồn từ những xích mích nhỏ nhoi, cỏn con vì con gà, vì ống thoát nước, vì cái dậu mùng tơi,... Nếu ta không lấy yêu thương, cảm thông và tha thứ bù lại thì sẽ đổ vỡ. Tha thứ sẽ đem lại cho chúng ta niềm vui, sự thanh thản và yêu đời. Một cuộc sống biết chia sẻ cảm thông sẽ đong đầy niềm vui.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét