Trong một năm phụng vụ, Giáo Hội dành ra nhiều ngày lễ để
mừng kính Đức Mẹ. Hơn nữa, Giáo Hội còn dành trọn vẹn hai tháng để
để tôn vinh Đức Mẹ: tháng hoa và tháng mười mân côi. Như vậy, chúng ta
đủ thấy sự quan trọng của Đức Mẹ trong công trình cứu độ, hơn ai hết
Đức Mẹ đã vâng phục và tuân hành thánh ý Thiên Chúa.
Theo sử liệu Giáo Hội, khoảng thế kỉ 16, anh em Hồi Giáo làm một cuộc
trinh phục thế giới, với một đội quân thiện chiến – họ đi đến đâu thắng
đến đấy. Thắng như trẻ tre. Cuộc hành quân ấy, đặt cả Châu Âu trong
đó có trung tâm của Giáo Hội là Rôma trong nguy cơ bị san phẳng.
Trước tình trạng đó, Đức thánh cha Piô V, đã kêu gọi mọi người hãy cầu
nguyện và cầu nguyện bằng kinh kính Mừng. Cuối cùng ngày 7/10 năm đó người
Công Giáo đã thắng, một kết quả không ai giám nghĩ tới. Một chiến thắng
không nhờ vào khả năng quân sự, chính trị mà là nhờ sự phù trợ của
Mẹ Maria. Cho nên Đức Giáo Hoàng đã lấy ngày 7/10 làm thành một ngày lễ,
gọi là ngày lễ Đức Mẹ chiến thắng, sau này là lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Nhắc lại một chút lịch sử như vậy không phải là để khơi dậy
sự chia rẽ, nhưng là để ta nhìn đến một chiến thắng ở góc độ hoàn
toàn khác, đó là chiến thắng chính mình.
Không có cuộc chiến đấu nào khó khăn cho bằng cuộc chiến đấu
với chính mình. Ta có thể cảm nghiệm điều đó trong cuộc sống. Nếu
ta chấp nhận một cuộc chiến đấu trong chính tâm hồn của mình thì sự
bình an sẽ giãi tỏa trong cuộc sống xã hội. Ngược lại nếu ta không
chấp nhận chiến đấu, mà đi tìm thỏa hiệp với cái xấu trong tâm hồn
thì chiến tranh sẽ lan tỏa trong xã hội.
Nói như thế, để chúng ta thấy rằng chiến thắng chính mình là
một cuộc chiến hết sức căn bản để dẫn đến cuộc sống bình an cho
mọi người.
Trong một lần đi máy bay, có một linh mục ngồi gần một nhà sư.
Thấy trên tay nhà sư cầm một sâu chuỗi. vị linh mục mới hỏi nhà sư:
tại sao sư lần chuỗi vậy? nhà sư trả lời: chúng tôi lần chuỗi nay cho
tâm trí đỡ cang thẳng. Nhà sư mới hỏi lại: bên công giáo của linh mục
có lần chuỗi không? Linh mục trả lời: có chứ, nhưng mà chúng tôi
nhắm lần chuỗi không phải để cho tâm trí bớt căng thẳng, mà nhắm đến
một điều khác.
Nhà sư mới nói: cha ạ, nếu cha muốn tập trung vào một điều gì
thì trong tay của cha phải có một cái gì, nhờ đó cha sẽ dễ tập
trung hơn.
Thật vậy, văn hóa Á Đông chúng ta, khi nói về con người, thì
đề cao đến 3 điều chính yếu: THÂN – TRÍ – TÂM. Vậy khi ta lần chuỗi
Mân Côi, thì cả THÂN, cả TRÍ và cả TÂM, có nghĩa là tất cả con người
toàn diện bị chi phối.
Cho nên, khi ta cầm tràng chuỗi trong tay giúp TRÍ ta tập trung
không chỉ vào việc lần hạt, để khỏi quên, để khỏi ngủ gật,… mà
điều quan trọng hơn, đó là giúp chúng ta tập trung vào cuộc đời của
Chúa Giêsu mà chuỗi mâm côi mô tả. Từ khi Ngài sinh ra, rao giảng Tin
Mừng, bị bắt, bị đóng đinh, chết trên thập giá, mai táng trong mồ,
sống lại, lên trời. Ở đó gồm tóm tất cả cuộc sống của Chúa Giêsu.
Khi ta lần chuỗi cũng giúp cho TÂM của ta tĩnh lại. Ấy vậy mà
có những người cứ càm ra – càm ràm. Gớm giếc, kính sách gì mà
chán quá sức, suốt ngày kính mừng maria đầy ơn phúc, kính mừng maria
đầy ơn phúc, nhàm, chán, chẳng có gì mới. Đi lễ tôi cứ chờ đến khi
nào: Boong, boong,... cha ra dâng lễ thì tôi mới vào nhà thờ. vào sớm
lại phải đọc kinh, mất thì giờ, chán.
Thưa quý ….. sống ở đời ta luôn bị chi phối bởi 3 mối tương
quan: với Chúa, với tha nhân và với thế giới. Tội của chúng ta cũng
nằm trong 3 tương quan này. Cho nên khi cầu nguyện bằng kinh mân côi, Mẹ
Maria sẽ giúp ta sống tốt các mỗi tương quan ấy. Thứ mấy thì ngắm - xin cho ta được lòng yêu người; Thứ mấy
thì ngắm - xin cho con đóng đinh xác thịt con vào Thánh Giá Chúa.
Đọc kinh Mân Côi là cách thức cầu nguyện đơn giản nhất, mà ai
cũng có thể làm được, có thể làm bất cứ lúc nào. Rất là đẹp, và
tốt lành biết là chừng nào khi mà hằng ngày, lời kinh Mân Côi vẫn
không ngừng vang lên nơi các nhà thờ, nơi các gia đình, thậm chí cả trên
đường đi.
Mừng lễ Mân Côi, nhất là qua lời kinh Mân Côi xin Mẹ dạy ta biết thưa tiếng xin vâng như
Mẹ. Thay vì nung nấu thù hận, xin cho ta biết yêu thương như chính Chúa
Giêsu can đảm hủy mình đi, dẹp cái thằng nguyễn văn tôi to đùng trong
con người chúng ta.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét