This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

SUY NIỆM LỄ MÂN CÔI - 2017

Trong một năm phụng vụ, Giáo Hội dành ra nhiều ngày lễ để mừng kính Đức Mẹ. Hơn nữa, Giáo Hội còn dành trọn vẹn hai tháng để để tôn vinh Đức Mẹ: tháng hoa và tháng mười mân côi. Như vậy, chúng ta đủ thấy sự quan trọng của Đức Mẹ trong công trình cứu độ, hơn ai hết Đức Mẹ đã vâng phục và tuân hành thánh ý Thiên Chúa.
Theo sử liệu Giáo Hội, khoảng thế kỉ 16, anh em Hồi Giáo làm một cuộc trinh phục thế giới, với một đội quân thiện chiến – họ đi đến đâu thắng đến đấy. Thắng như trẻ tre. Cuộc hành quân ấy, đặt cả Châu Âu trong đó có trung tâm của Giáo Hội là Rôma trong nguy cơ bị san phẳng.
Trước tình trạng đó, Đức thánh cha Piô V, đã kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện và cầu nguyện bằng kinh kính Mừng. Cuối cùng ngày 7/10 năm đó người Công Giáo đã thắng, một kết quả không ai giám nghĩ tới. Một chiến thắng không nhờ vào khả năng quân sự, chính trị mà là nhờ sự phù trợ của Mẹ Maria. Cho nên Đức Giáo Hoàng đã lấy ngày 7/10 làm thành một ngày lễ, gọi là ngày lễ Đức Mẹ chiến thắng, sau này là lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Nhắc lại một chút lịch sử như vậy không phải là để khơi dậy sự chia rẽ, nhưng là để ta nhìn đến một chiến thắng ở góc độ hoàn toàn khác, đó là chiến thắng chính mình.
Không có cuộc chiến đấu nào khó khăn cho bằng cuộc chiến đấu với chính mình. Ta có thể cảm nghiệm điều đó trong cuộc sống. Nếu ta chấp nhận một cuộc chiến đấu trong chính tâm hồn của mình thì sự bình an sẽ giãi tỏa trong cuộc sống xã hội. Ngược lại nếu ta không chấp nhận chiến đấu, mà đi tìm thỏa hiệp với cái xấu trong tâm hồn thì chiến tranh sẽ lan tỏa trong xã hội.
Nói như thế, để chúng ta thấy rằng chiến thắng chính mình là một cuộc chiến hết sức căn bản để dẫn đến cuộc sống bình an cho mọi người.
Trong một lần đi máy bay, có một linh mục ngồi gần một nhà sư. Thấy trên tay nhà sư cầm một sâu chuỗi. vị linh mục mới hỏi nhà sư: tại sao sư lần chuỗi vậy? nhà sư trả lời: chúng tôi lần chuỗi nay cho tâm trí đỡ cang thẳng. Nhà sư mới hỏi lại: bên công giáo của linh mục có lần chuỗi không? Linh mục trả lời: có chứ, nhưng mà chúng tôi nhắm lần chuỗi không phải để cho tâm trí bớt căng thẳng, mà nhắm đến một điều khác.
Nhà sư mới nói: cha ạ, nếu cha muốn tập trung vào một điều gì thì trong tay của cha phải có một cái gì, nhờ đó cha sẽ dễ tập trung hơn.
Thật vậy, văn hóa Á Đông chúng ta, khi nói về con người, thì đề cao đến 3 điều chính yếu: THÂN – TRÍ – TÂM. Vậy khi ta lần chuỗi Mân Côi, thì cả THÂN, cả TRÍ và cả TÂM, có nghĩa là tất cả con người toàn diện bị chi phối.  
Cho nên, khi ta cầm tràng chuỗi trong tay giúp TRÍ ta tập trung không chỉ vào việc lần hạt, để khỏi quên, để khỏi ngủ gật,… mà điều quan trọng hơn, đó là giúp chúng ta tập trung vào cuộc đời của Chúa Giêsu mà chuỗi mâm côi mô tả. Từ khi Ngài sinh ra, rao giảng Tin Mừng, bị bắt, bị đóng đinh, chết trên thập giá, mai táng trong mồ, sống lại, lên trời. Ở đó gồm tóm tất cả cuộc sống của Chúa Giêsu.
Khi ta lần chuỗi cũng giúp cho TÂM của ta tĩnh lại. Ấy vậy mà có những người cứ càm ra – càm ràm. Gớm giếc, kính sách gì mà chán quá sức, suốt ngày kính mừng maria đầy ơn phúc, kính mừng maria đầy ơn phúc, nhàm, chán, chẳng có gì mới. Đi lễ tôi cứ chờ đến khi nào: Boong, boong,... cha ra dâng lễ thì tôi mới vào nhà thờ. vào sớm lại phải đọc kinh, mất thì giờ, chán.
Thưa quý ….. sống ở đời ta luôn bị chi phối bởi 3 mối tương quan: với Chúa, với tha nhân và với thế giới. Tội của chúng ta cũng nằm trong 3 tương quan này. Cho nên khi cầu nguyện bằng kinh mân côi, Mẹ Maria sẽ giúp ta sống tốt các mỗi tương quan ấy. Thứ mấy thì ngắm - xin cho ta được lòng yêu người; Thứ mấy thì ngắm - xin cho con đóng đinh xác thịt con vào Thánh Giá Chúa.
Đọc kinh Mân Côi là cách thức cầu nguyện đơn giản nhất, mà ai cũng có thể làm được, có thể làm bất cứ lúc nào. Rất là đẹp, và tốt lành biết là chừng nào khi mà hằng ngày, lời kinh Mân Côi vẫn không ngừng vang lên nơi các nhà thờ, nơi các gia đình, thậm chí cả trên đường đi.
Mừng lễ Mân Côi, nhất là qua lời kinh Mân Côi xin Mẹ dạy ta biết thưa tiếng xin vâng như Mẹ. Thay vì nung nấu thù hận, xin cho ta biết yêu thương như chính Chúa Giêsu can đảm hủy mình đi, dẹp cái thằng nguyễn văn tôi to đùng trong con người chúng ta.


Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Suy Niệm: Tin Mừng Lễ Kính Thánh Mátthêu Tông Đồ (21/09/2017)

Dựa theo các bản văn Kinh Thánh, chúng ta thấy Chúa Giêsu gọi bốn môn đệ đầu tiên khi họ đang làm việc. Người thì đang quăng lưới ngoài khơi, kẻ thì đang vá lưới trong thuyền.
Và hôm nay Chúa gọi Matthêô, khi ông cũng đang làm việc ở trạm thu thuế.
Kinh Thánh nói rõ cho ta biết là ông đang NGỒI ở bàn thu thuế. NGỒI: là một tư thế vững vàng, chắc chắn, chúng ta vẫn thường mời AN TỌA.
NGỒI là một tư thế khó lay chuyển, an toàn. Thế nhưng, điều mà ta đáng bàn ở đây không phải là ngồi hay đứng, mà là NGỒI ở đâu.
NGỒI dưới chân Chúa để nghe Chúa dạy bảo như cô Maria thì rất là tốt. NGỒI bên cạnh Chúa để mà được nghe những nhịp đạp yêu thương của Chúa như thánh Gioan thì rất tốt.
Nhưng, Máttthêu thì không NGỒI để mà nghe hay để cảm nhận tình thương của Chúa, ông NGỒI để mà thu thuế cho đế quốc, ngội để đếm những đồng tiền bỏ vào túi cho rủng rỉnh.
Với cái nhìn của người Do Thái, đây là một công việc phải bị lên án, một nghề rất xấu xa, thậm chí là tội lỗi nữa.
Chúa Giêsu cũng đã NHÌN thấy Mátthêu đang NGỒI, Chúa nhìn thấy chính tình trạng tội lỗi của ông. Nhưng không phải bằng ánh mắt tức dận để lên an, mà bằng ánh mắt nhân từ, xót thương.
Chúa gọi Mátthêu để đưa ông ra khỏi tình trạng tội lỗi ấy: “Anh hãy theo tôi!”. Matthê không đáp lại Chúa Giêsu một lời nào, nhưng ông đã trả lời bằng hành động.
Từ vị thế đang NGỒI, giờ ông ĐỨNG lên đi theo Chúa Giêsu. Mátthêu ĐỨNG lên, ông đứng lên để đi ra khỏi tình trạng tội lỗi của mình.
Từ vị thế vững vàng, ông bắt đầu bước vào cuộc phiêu lưu bấp bênh với Thầy Giêsu. Từ vị thế của tội nhân, ông trở thành người môn đệ thân thiết của Thầy Giêsu.
Để rồi chính con người được biến đổi ấy, Matthêu đã ghi lại Tin Mừng, ghi lại những điều ông đã nghe đã cảm nhận được nơi Đức Giêsu là Đấng Mêsia của Thiên Chúa, rồi truyền lại cho chúng ta.
Qua lời bầu cử của thánh Mátthêu, xin Chúa cho chúng ta cũng can đảm đứng lên để đi ra khỏi tình trạng tội lỗi của mình.
Xin cho chúng ta biết ghi lại những trang Tin Mừng cuộc đời mà Chúa đã ban cho ta, không phải bằng bút mực viết trên giấy, nhưng bằng chính hành động cụ thể, và được ghi khắc trong chính tâm khảm chúng ta.

JMIKE

Chủng Viên Lê Bảo Tịnh Thanh Hóa - Rước Và Suy Tôn Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội.



Vào lúc 20g15 Thứ Hai ngày 18/09/2017, gia đình Chủng Viện Lê Bảo Tịnh và Tòa Giám Mục Thanh Hóa đã đón rước và cung nghinh Thánh Giá Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội. 
Cùng tham dự có cha Bề trên chủng viện; quý cha trong ban thường vụ chủng viện; quý cha tòa giám mục; quý thầy; quý chú ứng sinh; quý sơ cộng đoàn thánh Phaolô.
Khi Thánh Giá được rước từ Hội Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa về đến Tòa Giám Mục, mọi người đã cùng nhau làm giờ cầu nguyện để suy tôn và cảm nếm tình yêu thương mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại.
Tại Nhà Nguyện Hội Dòng MTG. Thanh Hóa


Trên Đường Về TGM. Thanh Hóa

Quý Cha Rước Thánh Giá

Giờ Cầu Nguyện 


JMIKE
Ảnh từ: giaophanthanhhoa.net

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Suy Niệm: Tin Mừng Thứ 3 - Tuần 24 TN A

Thôi, bà đừng khóc nữa.
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,...
Lược lại các trang Tin Mừng, ta dễ có thể cảm nhận một điều rằng: hình như Chúa Giêsu là một người đa tình và đa cảm.
Đa tình vì ngài yêu lung tung hết cả. Yêu thương một người nhẹ nhàng, thâm trầm kín đáo như Gioan đã đành, lại còn yêu thương một Phêrô cục cằn, nóng tính và tâm tính không được ổn định lắm: vừa mạnh miệng tuyên bố không bỏ thầy, rồi lại chối thầy, chối xong lại quay về ăn năn. Không dừng lại ở đó, Chúa Giêsu còn yêu thương cả những người tội lỗi mà tiêu biểu là người phụ nữ ngoại tình, nếu cứ theo luật của con người thì chị ta chỉ còn nước là bị ném đá chết.
Chúa Giêsu cũng là một người đa cảm. Vì dường như Ngài không có khả năng chịu được nước mắt của người khác. Giọt nước mắt hối hận ăn năn của Phêrô, Ngài đã tha thứ. Khi thấy cô chị Maria khóc người em là Ladarô đã chết, Chúa Giêsu đã thổn thức và xao xuyến, rồi bật khóc. Khi thấy cô Maria Mađalêna khóc bên mộ vì không thấy xác Thầy, Ngài lại cất lên câu hỏi trong nghẹn ngào: Này bà, tại sao bà khóc?
Và hôm nay, thánh sử Luca cho ta thấy một lần nữa Chúa Giêsu cũng đã mủi lòng trước một bà góa. Bà đã mất chồng, giỡ đây lại mất đi đứa con trai duy nhất là chỗ dựa cuối cùng, là cả tương lai của bà. "Bà đừng khóc nữa".
Nói thì nói thế thôi, điều chúng ta quan tâm không phải là chuyện Đức Giêsu có đa tình, đa cảm hay không? Mà là chúng ta nhận ra được quyền năng của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã biểu lộ quyền năng một cách rõ ràng qua việc làm cho anh thanh niên người Na-in đã chết được sống lại.
Ban sự sống đã khó. Ban sự sống lại còn khó hơn. Để ban sự sống, Thiên Chúa chỉ cần ngự trên chín tầng trời phán một lời. Liền có sự sống. Nhưng để phục hồi sự sống, Thiên Chúa phải xuống thế làm người. Chúa Giêsu mặc lấy thân xác loài người. Trở nên một với loài người.
Vì thế, Đức Giêsu cũng hiểu rõ được nỗi đau của sự chia ly bởi cái chết. Ngài cũng hiểu rõ về nước mắt của phận người, dù vì bất cứ lý do gì.
Sứ mệnh của Ngài là lau khô nước mắt và làm cho con tim vui trở lại. Đức Giêsu đã chạm đến quan tài, hay đúng hơn Ngài đã chạm đến sự chết để cho nhân loại được sống.
Chúng ta cũng xin chạm vào trái tim, xin Chúa chạm vào lòng chúng ta ngay giờ này, để làm nóng lại trái tim băng giá, vô cảm; để đánh thức tâm hồn khô khan nguội lạnh của chúng ta.

Xin Chúa Thánh Thần ban cho ta sức mạnh để chúng ta mởi rộng trái tim, dang rộng đôi tay để quan tâm, để đụng chạm tới được cuộc đời của những người bất hạnh, những người sống bên lề xã hội,... làm cho họ tìm được niềm vui và hạnh phúc.
J.MIKE

Suy Niệm: Tin Mừng Chúa Nhật 24 - TN A

SUY NIỆM 1

Người Việt Nam chúng ta có lòng tôn kính các thánh tử đạo. Mà không chỉ đạo công giáo mới có thánh tử đạo mà thôi, mà ở các tôn giáo khác cũng có thánh tử đạo.
Mà không chỉ trong phạm vi tôn giáo, ngay ở các hệ thống lí thuyết xã hội cũng có những người dám hi sinh cả mạng sống để bảo vệ hệ thống tư tưởng mà họ cho là chân lý tuyệt đối. Thậm chí những người mà chúng gọi là quân khủng bố, thì trong tôn giáo của họ, họ được coi như là các thánh tử đạo.
Vậy thì, cái gì làm nên sự khác biệt giữa một vị tử đạo Kitô giáo và các vị tử đạo của các tôn giáo khác, hay trong các hệ thống xã hội khác? Cái gì nó làm nên đặc điểm của một vị tử đạo tin vào Chúa Giêsu Kitô?
Xin thưa, đó là sự tha thứ. Dù đau khổ đến mấy đi chăng nữa, dù phải hy sinh mạng sống của mình các ngài vẫn cứ đầy ắp yêu thương đối với người khác, ngay cả chính những kẻ giết mình.
Xưa trên đồi Gôngôtha, ở đó khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh, người ta đã không gặp được bất cứ lời nguyền rủa nào mà chỉ gặp được lời cầu xin tha thứ của Chúa Giêsu: 'Lạy Cha, xin tha cho họ'’.
Đó chính là đỉnh cao tình yêu Kitô giáo. Ơn tha thứ, và tha thứ cho chính những kẻ làm hại mình. Và khi Cháu Giêsu cầu nguyện như thế, Ngài mặc khải cho chúng ta về dung nhan của Thiên Chúa, một Thiên Chúa là Tình Yêu, tha thứ và thương xót.
Nơi thánh giá, Chúa Giêsu không chỉ tha thứ cho những kẻ làm khổ Ngài, nhưng còn tha thứ cho chính chúng ta. Cho con và cho quý ông bà và anh chị em. Như thánh Phanxicô Assisi nói rằng: khồng chỉ quân dữ đã đóng đinh Đức Giêsu mà thôi, nhưng cả chúng ta nữa, mỗi khi chúng ta phạm tội.
Cho nên chúng ta ý thức rằng, chúng ta được Chúa tha thứ thì giờ đây bổn phận của chúng ta cũng phải làm cho dòng chảy ơn tha thứ cứ tiếp tục, tiếp tục mãi.
Nhân vật ở trong Tin Mừng hôm nay, anh ta đã không cảm nhận được tình thương và ơn tha thứ của ông chủ, cho nên anh ta đã bóp cổ người đồng bạn của anh ta. Anh ta đã không cảm được ơn tha thứ của Cha trên trời và vì thế anh không thể chia sẻ ơn tha thứ cho bạn bè của mình.
Và vì anh ta không cảm nhận được ơn tha thứ cho nên anh ta đã không hòa mình vào được dòng chảy của tình yêu, của lòng thương xót, của Nước Trời. Anh ta tự tách mình ra khỏi thiên đàng.
Chúng ta đọc kinh Lạy Cha hằng ngày, trong đó có câu: ‘xin Cha tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con”. Chúng ta phải tha thứ vì Chúa đã tha thứ cho chúng ta. Bằng không sẽ như câu chuyện Tin Mừng, Chúa nói với chúng ta: tên đầy tớ khốn kiếp kia, Ta đã tha nợ cho người, còn ngươi lại không tha thứ cho đồng bạn ngươi sao.
Trong thánh lễ, khi linh mục chào chúc bình an, rồi mời gọi anh em hãy chúc bình an cho nhau. Bình an ở đây chính ta là sự tha thứ. Như thế, trong thánh có hai chỗ nhắc nhở ta tha thứ cho nhau: tha cho chồng, tha cho vợ, tha cho con cháu, tha cho hàng xóm láng diềng,… tha cho những người gây đau khổ cho mình trong cuộc đời. Khi ta chia sẻ cho nhau ơn bình an của Chúa, thì đó là dấu chỉ đích thực của người Kitô hữu.
Để kết thúc bài chia sẻ, xin cộng đoàn hãy cùng con ta thử làm 3 việc: 1. khi ta giận dỗi – ta thử soi gương xem khuôn mặt của mình có rạng rỡ không, lúc mình giận mặt có đẹp không? 2. Trong lúc giận như vậy thử xem ta ăn có ngon không? 3. Rồi trong lúc bực tức như vậy, ta thử đặt mình xuống giường xem có ngủ được không?
Hầu chắc rằng sẽ không đẹp, không ngon, và không được. Vậy thì, nếu như mà ăn không ngon, ngủ không ngon, khuôn mặt không đẹp thì thử hỏi: GIẬN để làm gì.


SUY NIỆM 2

Thứ Ba, ngày 11/09/2001. Vụ khủng bố sảy ra trên đất Mỹ, tòa tháp đôi trên thành phố New york bị sụp đổ, lầu 5 góc tại Woa – sin – tơn – đi – si cũng bị phá hủy.
Tòa tháp đôi là niềm tự hào về sự thịnh vượng của nước Mỹ; Tòa 5 góc là nơi an toàn nhất vì đó là bộ não của bộ chỉ huy quân sự Mỹ. Vụ khủng bố  làm 2.996 người chết, hơn 6.000 người khác bị thương, và gây ra thiệt hại về tài sản và cơ sở hạ tầng ít nhất 10 tỉ đôla.
Không chỉ là con số diệt vong, không chỉ là con số thương tích hay thiệt hại kinh tế. Nhưng điều quan trong hơn nữa đã để hằng lại trong tâm trí của những nahf lãnh đạo, đã để hằn lại trong tâm khảm mỗi người là sự thù hận.
Sau khi khủng bố sảy ra, tổng thống Gióc – Bút đã tuyên bố, tuyên chiến với bọn khủng bố, tuyên chiến hay là trả thù. Mà thật ra, câu truyện trả thù không có gì là mới lạ, không có gì mới. Câu truyện trả thù đã sảy ra ngày từ khởi nguyên từ lịch sử nhân loại. từ khi nguyên tổ đưa tay ra hái trái cấm thì thù hận đã len lỏi vào trần gian.
Kết quả của thù hận, thì luôn sinh ra thù hận, kết quả thù hận thì luôn dẫn đến ựu chết chóc. Người ta nghĩ rằng lấy sức mạnh của quân sự, lấy sức mạnh của lòng căm thù thì có thể giải quyết được những oan khiên, thì có thể vãn hội được hào bình, thì có thể tìm được sự bình an. KhÔNG PHẢI THẾ.
Bở vì, kinh nghiệm của cha ông đã chỉ cho chúng ta rất ư là rõ ràng: ‘lấy oán mà trả oán thì oán chất chồng – lấy ân mà trả oán thì oán mới hết”. Sứ điệp của Tin Mưng hôm nay, công bố cho thế giới ơn hòa giải. Sứ điệp của Tin Mưng mời gọi từng người Kitô chúng ta trở thành thừa tác viên của hòa giải, loan báo ơn hòa giải.
Sống trong ngày hôm nay, nhiều khi chúng ta cảm thấy quá là bức bách trong một thế giới có quá nhiều đau khổ, có quá nhiều bất công, cá lớn nuốt cá bé. Nhiều khi nó thôi thúc chúng ta phải vùng lên, phải đấu tranh, phải vùng lên để đòi lại lấy công bằng. Đến mức nhà sử học Flavius Renatu nói rằng: bạn muốn có hòa bình, thì bạn phải chuẩn bị chiến tranh"”.
Đường lối của Tin Mừng của Chúa Giêsu không phải như thế, mà hoàn toàn ngược lại. Nơi đồi Gôngôtha, ở đó khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh, người ta đã không gặp được bất cứ lời nguyền rủa nào mà chỉ gặp được lời cầu xin tha thứ: 'Lạy Cha, xin tha cho họ'’.
Chúng ta phải đặt câu hỏi: tại sao lại có chiến tranh? Tại soa có thù hận, xin thưa tại vì người ta không thể ngồi lại với nhau, tại vì người ta không thể nói với nhau được lời tha thứ, tại vì người ta không nghĩ đến nhau, không quan tâm đến nhau. 
(Câu chuyện 2 anh em)
Nếu như sứ điệp của Tin Mừng thấm nhập vào trong lòng con người, nếu như sứ điệp Tin Mừng cứ canh cánh bên lòng của những người lành đạo thì chắc chắn sẽ không còn chiến tranh, không còn thù hận.
Và nếu ta nhìn vào trong hàng xóm láng giềng, trong các gia đình, sự xào xáo, sự chia li,… có khi chỉ bắt nguồn từ những xích mích nhỏ nhoi, cỏn con vì con gà, vì ống thoát nước, vì cái dậu mùng tơi,... Nếu ta không lấy yêu thương, cảm thông và tha thứ bù lại thì sẽ đổ vỡ. Tha thứ sẽ đem lại cho chúng ta niềm vui, sự thanh thản và yêu đời. Một cuộc sống biết chia sẻ cảm thông sẽ đong đầy niềm vui.


08/09/2017: Kỷ Niệm 2 Năm Chịu Chức Linh Mục - Chúa Nhật 23 - TN A

“Anh em đừng mắc nợ ai, ngoài món nợ tương thân tương ái”.
Kính thưa,… Chúng ta đang sống trong thời buổi kinh tế thị trường, ngày nào chúng ta cũng có thể đọc, có thể nghe những chuyện nợ lần, vì nợ lần mà đã có những người tự tử với muôn ngàn cách thế khác nhau.
Nhưng nếu để ý, chúng ta thấy rằng phần nhiều người ta chỉ nợ tiền, nợ bạc mà thôi, không mấy ai nợ tình yêu, mà có chăng nữa thì người ta cũng chỉ nói đến nợ tình – cái tình trong tình yêu nam nữ hay là trong các tương quan thường ngày.
Còn ở đây, cái món nợ tình yêu mà thánh Phaolô nói đến bám víu vào thân phận cuộc đời mỗi Kitô hữu chúng ta. Tình yêu ở đây không chỉ là một tình yêu nặng cảm tính hay một tình yêu trìu tượng. Nhưng là một tình yêu giúp nhau đi trong sự thật, giúp nhau sống theo sự thật. Đó là một tình yêu trong chân lý.
Thậm chí, đây còn hơn là một sự giúp đỡ mà là trách nhiệm. Lời Chúa qua miệng tiên tri Êzêkiel trong Bài đọc 1 nhấn mạnh: "Nếu ngươi không chịu lên tiếng nói để người gian ác từ bỏ đường lối của mình...mà người gian ác phải chết trong sự gian ác của nó thì Ta sẽ đòi máu của nó bởi tay của ngươi"(Ed 33,11).
Chúa Giêsu, Ngài cũng đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giúp sửa lỗi cho người anh em. Chúa dạy chúng ta đi từ nhỏ tới lớn, từ gần tới xa để cố gắng thuyết phục một người lỗi lầm.
Trên hết, việc góp ý sửa lỗi, phải dựa trên nền tảng của đức bác ái, vì chỉ những lời xuất phát từ trái tìm mới đến được với trái tim. Chính tình yêu nâng tâm hồn chúng ta lên với Chúa và giúp ta sống hài hòa với anh chị em của mình. 
Thánh Augustinô nói với chúng ta: Cứ yêu đi rồi sẽ làm được mọi sự”. Một chỗ khác ngài còn viết: “Tình yêu có đôi chân đến với người nghèo. Tình yêu có đôi mắt để thấy bất hạnh và thiếu thốn. Tình yêu có đôi tai để nghe được tiếng than thở của tha nhânĐó chính là đức bác ái của người môn đệ Chúa Kitô.
Mà để yêu được người anh em, chúng ta được mời gọi phải 'cởi trói'. Cởi trói để lòng mình không vướng víu vào của cải, danh vọng; cởi trói khỏi những ý tưởng chật hẹp ích kỷ; cởi trói khỏi thứ tình yêu vị kỷ thấp hèn. Phải cởi trói - để lòng mình được tự do bay lên với Thiên Chúa và bay đến với tha nhân.
Nói như thế, chúng ta sẽ nhận ra rằng: cuộc đời người môn đệ sẽ là một hành trình cởi trói không ngừng.
Kính thưa ,… Đứng trước những ân điển mà chúng con đã lãnh nhận, chắc chắn tự chúng con sẽ không khi nào tạ ơn cho đủ, cho xứng. Bởi đó, ngày hôm nay, 4 anh em chúng con xin cộng đoàn hiệp dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã gọi, đã chọn và ban và gìn giữ chúng con trong hồng ân thánh chức linh mục suất 2 năm qua. 
Tạ ơn vì những lúc ngu ngơ khờ dại – để chúng con nhận ra Chúa là Thày dậy. Tạ ơn vì những vấp ngã, yếu hèn – để chúng con cảm được tình thương của Chúa.
Ý thức được hồng ân lớn lao để TẠ ƠN, chúng con cũng ý thức về tâm tình TẠ TỘI với Chúa và xin lỗi cộng đoàn, xin lỗi tất cả những ai mà chúng con chưa quan tâm đủ trong trách vụ của mình. Nguyện xin Chúa bù lại tất cả những thiếu xót của chúng con.
Câu chuyện…. một thanh niên tóc xanh tóc đỏ khi chết phải xuống hỏa ngục ở tầng gần cuối – gạp ông trùm nổi tiếng là thánh thiện chết trước đó ít hôm đang ở tầng bên trong -- - Xuỵt nói nhỏ thôi cha xứ đang ở bên trong kia.
Câu chuyện vui thôi, nhưng muốn nói với chúng ta về thân phận yếu đuối của phận người "nhân vô thập toàn". Thánh chức linh mục nhưng lại đặt để vào trong chúng con với tất cả những gì là rất người, nói theo kiểu thánh Phaolô là để vào trong những bình sành mong manh.
Xin cộng đoàn thêm lời cầu nguyện cho chúng con, để mỗi ngày chúng con trở nên giống Chúa hơn.
Lạy Chúa, xin cho con lòng mến
- Xin cho con niềm tin
- Dẫu nghèo khó
- Dẫu nguy nan cơ cùng
- Mến yêu con đến với người
- Niềm tin sức sống cao dâng sớm chiều. Amel.

 J.MIKE