This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Suy Niệm: Tin Mừng Chúa Nhật VIII - TN A (Mt 6,24-34)

Đừng lo lắng gì cả. Chúa nói với chúng ta như vậy. Phải chăng đó là một thứ lạc quan ngây thơ. Trong cuộc sống này ai mà chẳng phải lo, tuổi già thì lo bệnh tật đau yếu, tuổi trẻ thì lo nghề nghiệp, lo cho tương lai, ai mà chẳng phải lo.
Vậy thì người không lo hay người vô lo phải chăng là mẫu người lí tưởng? Không bao giờ là như thế. Lời Chúa không bao giờ cổ vũ cho chúng ta một lối sống bất cần ngày mai, Lời Chúa cũng không cổ vũ cho chúng ta một lối sống dễ dãi: bóp ngắn, cán dài. Và chắc chắn Lời Chúa cũng không bao giờ cổ vũ một lối sống ỉ lại theo kiểu chờ sung rụng hay lạm dụng lòng tốt của người khác.
Nhưng ẩn sau các từ: Đừng lo lắng gì cả. Đó cả là một sứ điệp lớn lao, nó hàm chứa một lời nhắn gửi: hãy tín thác đường đời cho Chúa.
Dọc dài lịch sử nhân loại, tình yêu, lòng thương xót của Thiên Chúa mãi luôn bao bọc, trải dài trên vũ trụ này. Dẫu cho nhân loại có phản bội, dẫu cho nhân loại có bất trung, có bội bạc đến thế nào đi chăng nữa, thì Thiên Chúa vẫn yêu thương bằng một tình yêu thắm thiết nồng nàn.
Khi suy gẫm về tình yêu bao dung của Chúa Cha, Đức thánh cha Phanxicô, đã nhấn mạnh đến điệp khúc thánh vịnh 136: “muôn Ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Theo Đức thánh cha, trong ánh sáng Lòng từ bi Chúa, bản chất của ơn cứu độ tỏa sáng trong mọi biến cố lịch sử dân Thiên Chúa. Lòng Thương Xót làm cho lịch sử ấy trở thành một lịch sử cứu độ…
Hôm nay Chúa khẳng định với chúng ta một sự bảo đảm, một sự chở che, một sự yêu thương vô bờ bến. Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống, lạy Chúa tôi, mạng sống mình mà còn không lo thì ai lo. Chúa bảo đừng lo. Đừng lo lấy gì mà ăn, đừng lo lấy gì mà mặc, hãy nhìn chim chời, hãy nhìn hoa huệ ngoài đồng,… Chúa vẫn luôn quan tâm chăm sóc. Anh em quý giá hơn chim sẻ, anh em quý hơn hoa huệ bội phần.
Quả thật, tin nhận và bước theo Đức Ktiô, các kitô hữu không phải là kẻ ngây thơ, không biết lo, bởi vì chúng ta đâu có phải là hoa huệ, cũng chẳng phải chim trời sống vô tư, thụ động. Chúng ta là con người, sống trong một giai đoạn lịch sử mà, chúng ta có trí khôn, chúng ta có trái tim mà. Lo chứ, phải lo chứ. Thậm chí lo xa nữa là đàng khác.
Nhưng chúng ta lo mà như không lo. Nghĩa là lo trong bình an thanh thản, vì đó là cái lo của một người con biết Cha trên trời đã lo cho mình, biết Cha thấu rõ nhu cầu thầm kín của mình và sẽ cung cấp đủ.
Cái lo của chúng ta không phải là cái lo âu, lo lắng xao xuyến, hay lo sợ bồn chồn như những người không có niềm tin. Nhưng đó là cái lo của một người con có tinh thần trách nhiệm. Kitô hữu không phải là người ăn xổi ở thì, sống chỉ biết hôm nay. Thế nhưng, chúng ta sẽ không để mình bị nỗi lo âu về ngày mai đè nặng, đơn giản vì tương lai của ta ở trong tay Thiên Chúa.
Nằm vắt tay lên trán suy nghĩ, chúng ta sẽ nghiệm ra một điều, những lo lắng dằn vặt trong quá khứ, những bận tâm trăn trở của những ngày đã qua là những lo lắng vô nghĩa. Cuộc sống xung quanh vẫn diễn ra như nó phải xảy đến, với biết bao vui buồn trộn lẫn, dòng đời vẫn lặng lẽ trôi như nó phải trôi, với những thành công thất bại đan xen. Lo lắng không làm cho những điều tồi tệ ngưng sảy ra, mà nó chỉ làm cho những điều tốt lành dừng lại.
Quá lo lắng hoặc vội vã phản ứng trước một sự việc dễ dẫn chúng ta đến tình trạng bi quan hoặc nóng vội và đem lại những hậu quả khôn lường cho bản thân và những người xung quanh.
Một cái nhìn qua lăng kính đức tin, sẽ giúp chúng ta bình tâm và khơi nên niềm hy vọng giữa những khó khăn bất trắc của cuộc đời.
Thiên Chúa, Ngài không dựng nên thế giới và rồi bỏ rơi nó. Cuộc đời của chúng ta hoàn toàn ở trong tay Thiên Chúa. Điều này xem ra rất giản đơn nhưng lại là cốt lõi của đức tin Kitô Giáo chúng ta. Tin Tưởng – Phó Thác vào Thiên Chúa.
PHÓ THÁC, chứ tuyệt đối không PHÓ MẶC. Phó thác là khi chúng ta đã cố gắng hết mình, phần còn lại việc còn lại là của Chúa.
 J.MiKe




Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Giảng Lễ Khai Mạc Chầu Lượt Tại Giáo Xứ Kẻ Láng 2017

Có một ông lão, sáng nào cũng ra ngồi ở ngoài nghĩa địa, mang theo càphê và một vài tờ báo. Ông ung dung, thư thái, rót càphê ra 2 cốc rồi ngồi nhấm nháp càphê và đọc báo. Có lúc lại lẩm nhẩm điều gì đó.

Uống hết cốc thứ nhất, ông lại cầm cốc thứ hai lên để uống, xong suôi thì ông ta ra về.
Có người thấy hơi kỳ quặc, cho nên mới hỏi: người ở dưới mộ kia chắc là người thân thuộc của ông phải không? Ông trả lời: đó là vợ tôi.
Người đàn bà này đã ở với tôi mấy chục năm trời, cuộc đời của bà chưa bao giờ được hưởng thụ cho mình. Cả cuộc đời bà vất vả tay xách, nách mang đi chợ lo lắng cơm, nước ngon lành cho chồng cho con.
Chưa bao giờ tôi đỡ cho bà cái gì, tôi chỉ chở bà đi đến chợ, rồi chở bà về nhà, việc còn lại là tùy bà. Tự bà mang đồ vào nhà, nấu ăn,…
Thế thì, có một hôm như bao hôm khác, tôi chở bà từ chợ về, và như thường lệ tôi đi vào phòng khách ngồi xem tivi. 5 phút sau, tôi không thấy tiếng động, hay tiếng của bà nói gì. Tôi tò mà xuống bếp, thì thấy bà đã nằm gục ở tỏng bếp. Và đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy hình ảnh của vợ tôi. Cả một cuộc đời lo lắng xách thức ăn cho chồng cho con. Và xách cho đến lúc chết. Thế là tôi đã hứa với lòng mình từ giờ cho đến cuối cuộc đời của tôi,tôi sẽ cố gắng xách cho bà ít nhất một tuần một lần.
Kính thưa quý ông bà và anh chị em. Yêu thương nhau là cái khám phá ra tình yêu nó có một chút hi sinh, và khi nhận ra được cái hi sinh đó, và khi nhận ra tình yêu lựa chọn đó không phải là những gì chỉ cho cuộc đời của mình mà thôi.
Những bữa ăn nó là những món quà, thế nhưng ông lão ở trong câu chuyện chỉ nhận ra món quà, mà chưa bao giờ ông nhận ra người vợ của mình là người mang cái món quà đó đến cho ông và các con của ông cho đên khi bà nằm xuống. Lúc đó ông mới nhận ra, lúc đó thì đã là sao? Chưa muộn đâu, nhưng cũng đã là hơi muộn rồi. Thế thì ông cố gắng dành thời gian đề làm điều gì đó cho bà, để cố làm sống lại hình ảnh của người cho quà.
Câu chuyện nói với chúng ta rằng, khi có một tình yêu đủ lớn thì người ta sẽ có những sáng kiến để làm thắm lại tình yêu, làm thắm lại mối tình mà Ông Tơ Bà Nguyệt đã xe duyên, dẫu rằng mối tình ấy có thể bị cách ngăn bởi không gian, thời gian và cả về thể lý nữa.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy rõ về tình yêu cao cả ấy. Bằng tình yêu Chúa Kitô làm nên sáng kiến tuyệt vời. Bởi vì yêu thương hết mọi người, Chúa đã muốn trở nên bé nhỏ tầm thường trong thân phận một người thợ mộc ở Nazareth để có thể ở giữa mọi người, từ kẻ hèn cho đến người sang trọng, từ người thánh thiện cho đến kẻ tội lỗi, từ người Do thái cũng như dân ngoại.
Thậm chí Ngài đã trở thành chính món quà cho nhân loại. Trở thành của ăn nuôi mọi người, Ngài đã muốn trở thành tấm bánh ly rượu. Chỉ khiêm tốn và giản dị thế thôi để mọi người có thể ăn, chứ không phải là một bữa ăn đắt giá dành cho bậc quyền quý sang giàu.
Bí Tích Thánh Thể chính là sáng kiến tuyệt hảo của Thiên Chúa. Bí tích Thánh Thể chính là món quà tình yêu, một tình yêu đến độ Ngài đã hủy mình ra không, một sáng kiến là qua tấm bánh, qua chút rượu nuôi sống linh hồn chúng ta: Tôi là bánh từ trời xuống, ai ăn thịt và uống máu tôi thì có sự sống đời đời. Thịt tôi thật là của ăn, máu tôi thật là của uống. Thế nhưng, cũng như ông lão trong câu chuyện trên, nhiều khi chúng ta lại vô tâm, hững hờ trước tình yêu lớn lao mà Thiên Chúa đã dành cho.
Hôm nay là ngày đặc biệt, ngày lễ Khai Mạc tuần chầu Mình Thánh Chúa thay mặt giáo phận của giáo xứ Kẻ Láng chúng ta. Tạ ơn Chúa đã quy tụ chúng ta ở đây bên Chúa và bên nhau, để chúng ta cảm nghiệm tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, qua việc sống lại Bí Tích Thánh Thể.
Một hôm, con tình cờ gặp một bà mẹ trẻ đón con đi học về, đứa con mới đòi mẹ nó mua cho nó một gói kẹo bimbim. Mẹ nó cũng mua và đưa cho nó. Thằng bé vội bóc ra ăn ngon lành. Mẹ nó mới xòe tay ra nói với con: cho mẹ ăn với. nhưng mà thằng bé nhất định không cho, Bimbim là của nó chứ không phải của mẹ.
Thế đấy, con nghĩ rằng là bậc làm cha làm mẹ, chẳng có lẽ anh chị em không có đủ tiền để mua gói Bimbim mà ăn hay sao? Anh chị em có thể mùa cả bịch, cả chục bịch chứ. Nhưng mà tại sao lại phải xin con? Tại vì thương con, mà giả như đứa con nó hiểu ra được điều đó để rồi đưa cho mẹ nó mấy cái, thì trời ơi, mẹ nó hạnh phúc biết là chừng nào. Con tôi nó hiếu thảo quá, nó ngoan quá.
Chúng ta cũng vậy, nhiều lúc chúng ta cũng cư xử với Thiên Chúa y như thằng bé, toàn bộ những gì chúng ta có là Chúa ban cho chúng ta, vậy mà chúng ta bủn xỉn lắm, tính với Chúa chi li từng chút một. Chúng ta không cảm nhận và làm cho tình yêu thương của Thiên Chúa được thẩm thấu, được lớn trong con ngươi của chúng ta.

Tuần chầu lượt này là cơ hội, là thời gian quý báu để chúng ta sống thân tình với Chúa trong Bí Tích Thánh Thể, để cảm nghiệm lòng thương xót sâu xa của Thiên Chúa, đồng thời cũng là cơ hội để chúng ta trở về với lòng mình, để sống tình yêu trao ban cho anh chị em chung quanh.
Cầu chúc quý ông bà và anh chị em một tuần chầu lượt sốt sắng, kín múc được nhiều hồng ân của Thiên Chúa.
J.MiKe

Thông Báo Về Việc Học Giáo Lý Mùa Chay 2017


Xin bấm vào đường dẫn bên dưới để tải tài liệu về: 

Suy Niệm: Tin Mừng Chúa Nhật VII Thường Niên A (Mt 5,38-48)

Người ta kể rằng: có đôi vợ chồng kia đã nhiều lần cãi nhau, và lần này, đang lúc hai người cãi nhau hăng say, thì người chồng đề nghị với vợ: “Thôi, chúng ta đừng cãi nhau nữa. Bây giờ mỗi người hãy lấy giấy, viết ra tất cả những lỗi lầm, những tật xấu của người kia, rồi trao cho nhau”. Người vợ đồng ý. Người chồng cầm lấy tờ giấy, nhìn người vợ và cúi mặt xuống viết một câu. Người vợ thấy chồng mình bắt đầu viết, liền hối hả viết liên hồi, dường như cố ý tranh với chồng, để kể ra nhiều tật xấu hơn. Người chồng chỉ viết một câu rồi dừng lại nhìn vợ. Sau vài phút, trang giấy của người vợ đầy những dòng chữ kể ra tật xấu của người chồng, và người vợ xem ra hả dạ, vì đã viết nhiều hơn.

Đến lúc không còn gì để viết nữa, hai người trao cho nhau bản kể tội của nhau. Sau khi nhìn vào tờ giấy của chồng, nét mặt của người vợ bỗng biến đổi vì xúc động. Bà vội vàng đòi lại tờ giấy đã đưa cho chồng và tỏ thái độ làm hoà ngay với chồng. Trong tờ giấy của người chồng, bà chỉ đọc được có một câu duy nhất: “Anh yêu em!”.
Kính thưa quý ông bà và anh chị em.
Trong cuộc sống chúng ta thường hay phân biệt những cấp bậc của tương quan. Chúng ta có người thân; chúng ta có người thân vừa vừa; chúng ta có những người không thân, thậm chí là những người không cùng quan điểm, những kẻ thù nữa. 
Chính vì vậy, chúng ta cũng thường phân biệt các cung bậc cảm xúc yêu thương khác nhau: tình yêu mà chúng ta dành cho những người thân rất nhiều; chúng ta dành tình yêu cho người thân vừa vừa cũng chỉ là vừa vừa mà thôi; còn tình yêu mà chúng ta dành cho người DƯNG thì chẳng có gì, mà có chăng nữa thì có vẻ như đó cũng chỉ là lòng thương hại mà thôi.
Chính vì vậy, sứ điệp của Chúa Giêsu xem ra ngược đời, hèn nhát. Bởi vì quy luật của cuộc đời là vay trả, trả vay. Lối nói của người Dothái: mắt đền mắt, răng đền răng. Thật ra đó cũng là một giải đoạn tiến bộ trong cái quy luật của cuộc đời, vì đến lúc này người ta cũng đã ý thức và đòi hỏi sự công bằng.
Trong cách nói của người Việt Nam chúng ta còn thê thảm hơn rất nhiều: hòn đất ném đi, hòn chì ném lại. Một người ném hòn đất thì nó nhẹ thôi, nhưng mà người ném lại hòn chì thì nặng hơn, nó chửi mình một câu thì mình phải chửi lại hai câu, nó đánh ta một cái, ta phải tìm cách đấm lại vài cái, nó làm ta thiệt hại một thì ta phải cho nó sập tiệm ‘sập bà cố’ mới được. Đó là thứ tâm trạng thường diễn ra trong cuộc sống đời thường.
Thế nhưng Đức Giêsu hôm nay, dạy ta về bài học yêu thương, bài học của sự tha thứ. Tình yêu chính là Luật Mới đã được Đức Giêsu công bố trong bài giảng trên núi: “Tôi không đến để bãi bỏ Lề Luật, nhưng là để kiện toàn”, nghĩa là Đức Giêsu công bố lại ý hướng nguyên thuỷ của Thiên Chúa diễn tả qua Lề Luật, đó là Tình Yêu. Ngài muốn đặt tình yêu làm nền tảng cho mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với nhau.
Thiên Chúa cho mưa xuống trên hết thảy mọi người, không phân biệt người lành, kẻ dữ. Và chính lúc ấy chúng ta khám phá ra nơi Thiên Chúa chỉ là tình yêu mà thôi. Nơi Thiên Chúa có có cải kiểu tính toán theo kiểu của chúng ta là: mắt đền mắt, răng đền răng. Mà ở nơi Thiên Chúa chỉ là một tình yêu cho không và biếu không. Một tình yêu hoàn toàn tự do và không tính toán.
Và cái tình yêu ấy được thể hiện một cách cụ thể trong cuộc sống của một con người mang tên Giêsu. Xuyên suất các sách tin mừng, con người Giêsu đó luôn mang một cặp mắt mới trước những con người mà Ngài gặp gỡ.
Khi đối diện với một người phụ nữ có đứa con trai duy nhất, mà giờ đây đứa bà ta đang phải mang đứa con trái yêu dấu đó đi chôn – Chúa Giêsu đã mang một cặp mắt ngấn lệ. Đối diện với một đám đông đi theo Ngài nghe giảng mà không có gì ăn – Chúa Giêsu mang lấy cặp mắt thổn thức, bồn chồn. Đối diện với người phụ nữ ngoại tình đang xắp bị người ta kết liễu cuộc đời – Lúc đó Chúa Giêsu đã mang lấy một cặp mắt hy vọng. Hy vọng rằng trong tương lai chị sẽ tốt hơn. Đối diện với một anh đồ đệ mà mình đã dày công đào tạo, vậy mà lúc quan trọng nhất nó lại chối mình – Chúa Giêsu vẫn mang một cặp mắt thứ tha.
Tại sao vậy? Tại vì trong Chúa Giêsu luôn là một khối tình yêu rộng lớn. Mà theo thánh Phaolô thì tình yêu luôn luôn khoan dung nhân hậu, tình yêu là tha thứ, là hy vọng, là tin tưởng.
Nét độc đáo của luân lý Kitô giáo là Chúa Giêu không chỉ mời gọi chúng ta trở nên QUÂN TỬ như là KHỔNG TỬ mời gọi. Nhưng Chúa Giêsu mời gọi chúng ta trở nên HOÀN THIỆN NHƯ CHÚA CHA. Và đó đích thị là sự hoàn thiện của tình yêu. Một nét độc đóa nữa là luân lý Kitô giáo có rất ư là nhiều luật – nhưng chung quy lại chỉ có một luật duy nhất, đó là luật yêu thương. Chính thánh Phaolô đã nhấn mạnh rằng: ai yêu thương là chu toàn lề luật.
Thánh Augutinô bảo rằng: tin có nghĩa là mang lấy một cặp mắt mới. Vậy thì hôm nay sứ điệp Lời Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy nhìn vào cuộc đời của mình chúng ta có mang một cặp mắt mới hay không? Cặp mắt mới đó phải là cặp mắt của tình yêu. Chỉ có thể là yêu thương giúp ta khám phá ra tình yêu nó có một chút hi sinh, và khi nhận ra được cái hi sinh đó, khi nhận ra tình yêu lựa chọn đó không phải là những gì chỉ cho cuộc đời của mình mà thôi.
Ngày hôm nay, với sự phát triển của xã hội người ta đã làm được những con đường bê tông hóa rất đẹp, rất chắc chắn. Nhưng tiếc đáng tiếc thay nhiều người cũng đang để cho tâm hồn mình hóa bê tông. Bê tông hóa, nhưng xin đừng để tâm hồn mình hóa bê tông
Quý ông bà và anh chị em rất thân mến.
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để trao ban, để tha thứ và để yêu thương. Như người vợ trong câu truyện, trong cuộc đời chắc hẳn đã hơn một lần chúng ta cố đi tìm cho ra những sai lỗi của người khác để biện cho sự ích kỉ và khước từ tha nhân của chúng ta. Cuộc đời này chỉ là tạm bợ, vậy tại sao chúng ta phải tân toan, bám víu bằng mọi giá như thế.
Xin cho chúng ta biết ký thác cuộc đời chúng ta cho Chúa, và xin Ngài ban cho chúng ta được sự bình an đích thực, xin Chúa ban cho chúng ta một tinh thần mới, một trái tim mới để yêu thương.
J.MiKe

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Gp Thanh Hóa: Thông Báo Họp Mặt Lớp Dự Tu 2017


Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Hội Chứng Tu Xuất

Tu xuất tự nó không phải là một bậc sống, nhưng là một thành phần quan trọng trong nhịp sống Giáo hội. Có lẽ, cuộc đời chúng ta không ai hiểu hết được chữ “ngờ”, và vì thế, xuất tu cũng hàm chứa những lý do khó nói lên lời. Đôi dòng tản mạn và những cảm nghiệm riêng tư của tác giả về những người tu xuất có lẽ sẽ là tâm tư của bất kỳ ai đó muốn đồng cảm, muốn yêu thương, muốn sẻ chia với những con người đặc biệt này.

Nói về người tu xuất có thật lắm khía cạnh để người ta phải suy nghĩ, bàn luận. Trước hết, có lẽ chúng ta nên khởi đi từ hai tiếng “Ơn gọi”. Ban đầu, nhiều bạn trẻ lắng nghe được tiếng Chúa gọi, họ hăng hái dấn thân vào đời tu với tất cả nhiệt huyết của một con tim căng đầy sức sống. Nhưng rồi, cuộc đời có trăm ngàn lối đi khiến họ không còn giữ được nét trinh trong và nhiệt huyết thuở ban đầu. Giã từ chốn Viện tu, họ nghe theo một tiếng gọi khác và đi tìm cho mình một niềm vui giữa đời thường. Có những người tìm về chốn hồng trần để mong tìm một mái ấm, một niềm hạnh phúc dẫu mong manh nhưng thật đơn thành; có những người can đảm tiếp tục rong ruổi dấn thân trên hành trình dâng hiến đầy cát bụi... Trong số đó, có những người đã nhận ra chân lý sống và họ đã làm trổ sinh hoa trái giữa cuộc đời; nhưng rồi lại cũng không thiếu những người chìm ngập trong cô đơn, thất vọng và bị dòng đời vùi lấp, cuốn trôi.
Tại sao cuộc đời người tu xuất lại rơi vào bất hạnh? Nhiều người cho rằng: vì anh đó, chị đó đã ăn cơm nhà Chúa Trời, nay quay gót về với thế gian thì đương nhiên phải chuốc lấy hậu quả. Nghe thoáng qua thật quá phũ phàng, chẳng lẽ Thiên Chúa lại là kẻ dữ dằn và khát máu trả thù đến vậy ư? Chắc chắn không phải thế. Sở dĩ người tu xuất khi trở về đời thường, cuộc sống của họ không mấy hạnh phúc có lẽ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi họ còn sống trong Ơn gọi, họ làm mọi việc đều có chương trình, kế hoạch, mọi sự xem ra an nhàn, thư thái, nay trở về thế gian, họ phải bươn trải với cuộc sống cơm áo gạo tiền, đó là một thử thách lớn lao đối với họ. Hơn nữa, suốt thời gian sống trong Dòng tu hay Chủng viện, người tu chỉ lo trau dồi tri thức để chuẩn bị lãnh chức thánh hay khấn dòng, họ đâu biết mùi thế nhân đoạn trường ra sao? Nay trở về đời thường trăm ngàn sóng gió, bể dâu, sức đề kháng của những con người này sẽ vô cùng mong manh, yếu ớt. Vì thế, họ ít tìm được những cơ hội trong cuộc sống, trong khi cuộc đời lại quá khắt khe đối với họ. Thành ra, người xuất tu khó có thể tìm được cho mình một cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Nguồn:http://gpbuichu.org/news/Chuyen-de/Hoi-chung-tu-xuat-2287.html

Gp. Thanh Hóa: Thông Báo Về Ứng Viên Lên Chức Phó Tế

Nguồn: http://gpthanhhoa.org/new/3265.gpth

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Sứ điệp Mùa Chay 2017 của Đức Thánh Cha Phanxicô

Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân.

Anh Chị Em thân mến,
Mùa Chay là một khởi đầu mới, là một con đường dẫn đến mục tiêu nhất định là lễ Phục Sinh, là chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết. Mùa Chay khẩn thiết kêu gọi chúng ta hoán cải. Kitô hữu được yêu cầu quay về với Thiên Chúa “với tất cả tâm hồn họ” (Joel 2:12), để từ khước việc hài lòng với những điều tầm thường và lớn lên trong tình bạn với Chúa. Chúa Giêsu là người bạn trung thành, là người không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Ngay cả khi chúng ta phạm tội, Ngài kiên nhẫn chờ đợi sự trở lại của chúng ta; và qua sự trông đợi kiên nhẫn như thế, Chúa cho chúng ta thấy sự sẵn sàng tha thứ của Ngài (x Bài giảng, 08 tháng 1 năm 2016).
Mùa Chay là mùa thuận lợi cho việc đào sâu đời sống tinh thần của chúng ta qua các phương tiện thánh hóa mà Giáo Hội mang đến cho chúng ta như ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Cơ sở của tất cả những điều này là Lời Chúa, mà trong suốt mùa này, chúng ta được mời gọi lắng nghe và suy ngẫm sâu sắc hơn. Giờ đây tôi muốn suy tư trên dụ ngôn người đàn ông giàu có và ông Ladarô (Lc 16: 19-31). Chúng ta hãy để mình được linh hứng trong câu chuyện đầy ý nghĩa này, vì nó mang lại chìa khóa để hiểu những gì chúng ta cần phải làm để đạt được hạnh phúc chân thật và sự sống đời đời. Câu chuyện này khích lệ chúng ta hãy chân thành hoán cải.
Tha nhân là một hồng ân
Dụ ngôn bắt đầu bằng việc giới thiệu hai nhân vật chính. Người đàn ông nghèo được mô tả chi tiết hơn: ông đã thê thảm đến mức không còn sức để đứng dậy. Nằm trước cửa nhà người đàn ông giàu có, ông sống nhờ những mảnh bánh vụn rơi xuống từ bàn của người nhà giàu. Người ông đầy những vết lở lói và chó đến liếm các vết thương của ông (x. 20-21). Đây là một hình ảnh thật quá khổ đau; nó mô tả một con người bất hạnh và đáng thương.
Cảnh này thậm chí còn gây ấn tượng hơn nữa nếu chúng ta để ý rằng con người nghèo khổ này được gọi là Ladarô: một cái tên đầy hứa hẹn, Ladarô có nghĩa là “Thiên Chúa hộ trì”. Nhân vật này không phải là vô danh. Danh tính của ông được mô tả rõ ràng và ông xuất hiện như là một cá nhân với câu chuyện của mình. Trong khi ông hầu như là vô hình đối với người giàu có, chúng ta nhận ra ông như một ai đó quen thuộc. Ông trở thành một khuôn mặt, và như thế là một hồng ân, một kho tàng vô giá, một con người mà Thiên Chúa yêu thương và chăm sóc, mặc dù tình hình cụ thể của ông không hơn gì một kẻ bị ruồng bỏ (x Bài giảng, ngày 08 Tháng 1 2016).
Ladarô dạy chúng ta rằng tha nhân là một hồng ân. Tương quan đúng đắn với con người bao gồm việc nhìn nhận giá trị của họ với lòng biết ơn. Ngay cả một người nghèo nơi cổng nhà của người giầu cũng không phải là một điều cồng kềnh gây phiền toái, nhưng là một lời mời gọi hoán cải và thay đổi cuộc sống. Dụ ngôn này trước hết mời gọi chúng ta mở cửa lòng mình cho tha nhân vì mỗi người đều là một hồng ân, dù cho người ấy là láng giềng của chúng ta hay một người ăn xin vô danh. Mùa chay là mùa thuận tiện để mở cửa cho tất cả những ai đang túng quẫn và nhận ra nơi họ khuôn mặt của Chúa Kitô. Mỗi người trong chúng ta gặp gỡ những người như thế mỗi ngày. Mỗi cuộc sống mà chúng ta gặp gỡ phải là một ân sủng đáng được đón nhận, tôn trọng và yêu thương. Lời Chúa giúp chúng ta mở rộng đôi mắt để đón tiếp và yêu mến sự sống, nhất là khi sự sống ấy yếu ớt và mong manh. Nhưng để làm được như thế, chúng ta phải suy tư nghiêm chỉnh về những gì Phúc Âm nói với chúng ta về người giầu có.
Tội lỗi làm chúng ta đui mù
Dụ ngôn mô tả không thương tiếc những điều ngược lại khi nói về người đàn ông giàu có (x v. 19). Không giống như anh Ladarô nghèo, ông không có một cái tên; ông chỉ đơn giản được gọi là “một người đàn ông giàu có”. Sự sang trọng của ông đã được nhìn thấy nơi chiếc áo choàng lộng lẫy và đắt tiền. Vải màu tím thậm chí còn quý hơn vàng và bạc, và do đó đã được dành cho các thần linh (Giêrêmia 10: 9) và các vị vua (x. Thủ Lãnh 8:26), trong khi vải len mịn được dành cho một nhân vật gần như là thánh thiêng. Người đàn ông rõ ràng phô trương về sự giàu có của mình, và có thói quen biểu diễn nó hàng ngày: “ông ngày ngày yến tiệc linh đình” (câu 19). Nơi ông, chúng ta có thể thoáng thấy sự băng hoại của tội lỗi, tiến triển qua ba giai đoạn kế tiếp nhau: yêu mến tiền của, phù hoa và tự hào (x Bài giảng, ngày 20 tháng 9 2013).
Thánh Tông Đồ Phaolô nói với chúng ta rằng “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (1 Tim 6:10). Đây là nguyên nhân chính của tham nhũng và một nguồn mạch dẫn đến ghen tị, xung đột và nghi ngờ. Tiền bạc có thể thống trị chúng ta, thậm chí đến mức nó trở thành một thứ ngẫu tượng độc tài (cf. Evangelii Gaudium, 55). Thay vì là một khí cụ phục dịch chúng ta để làm điều thiện và thể hiện tình đoàn kết với người khác, tiền bạc có thể xiềng xích chúng ta và cả thế giới vào một thứ luận lý ích kỷ không còn chỗ cho tình yêu và gây trở ngại cho hòa bình.
Dụ ngôn sau đó cho thấy sự tham lam của người đàn ông giàu có làm cho ông ta ra hư không. Tính cách của ông ta được thể hiện qua dáng vẻ bề ngoài, nơi việc khoe khoang cho người khác thấy những gì ông có thể làm. Nhưng vẻ bề ngoài ấy chỉ che đậy một sự trống rỗng bên trong. Trong cuộc đời mình, ông chỉ là một tù nhân cho dáng vẻ bên ngoài, cho các khía cạnh hời hợt và phù du nhất của đời người (x. thượng dẫn., 62).
Bậc thấp nhất của sự suy thoái đạo đức này là niềm tự hào. Người đàn ông giàu có này ăn mặc như một vị vua và hành xử như một vị thần, mà quên rằng ông chỉ đơn thuần là một sinh linh hay chết. Đối với những người bị băng hoại vì mê mải sự giàu sang, không có gì tồn tại ở ngoài cái tôi của riêng họ. Những người xung quanh không có trong tầm mắt họ. Hậu quả của việc bo thiết với tiền bạc là một loại mù lòa. Người đàn ông giàu này không thấy những người nghèo, những người đang đói, đang bị thương, nằm ở cửa nhà mình.

Nhìn vào nhân vật này, chúng ta có thể hiểu tại sao Tin Mừng thẳng thừng lên án lòng yêu mến tiền của: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6:24).
Lời Chúa là một hồng ân
Trình thuật Phúc Âm về người đàn ông giàu có và anh Ladarô giúp chúng ta chuẩn bị tốt để tiến tới Lễ Phục Sinh. Phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro mời gọi chúng ta đến với một kinh nghiệm khá tương tự như kinh nghiệm của người đàn ông giàu có. Khi linh mục đặt tro trên đầu chúng ta, ngài lặp lại những lời này: “Hãy nhớ rằng mình là tro bụi, một mai rồi sẽ trở về bụi tro”. Cuối cùng, cả người đàn ông giàu có và người nghèo đều qua đời, và phần quan trọng của dụ ngôn này nằm ở đoạn nói về những gì diễn ra ở thế giới bên kia. Hai nhân vật đột nhiên phát hiện ra rằng “chúng ta đã chẳng mang gì vào cõi đời này, thì cũng chẳng mang ra được gì” (1 Tm 6: 7).
Chúng ta cũng thấy những gì xảy ra ở thế giới bên kia. Ở đó người đàn ông giàu có nỉ non cùng Abraham, là người mà ông gọi là “cha” (Lc 16: 24,27), như một dấu chỉ cho thấy ông ta thuộc về dân Chúa. Chi tiết này làm cho cuộc sống của ông ta xem ra mâu thuẫn đến tột cùng, vì cho đến thời điểm này, chưa hề có chỗ nào đề cập về mối quan hệ của ông với Thiên Chúa. Trong thực tế, không có chỗ cho Thiên Chúa trong cuộc sống của ông. Thần minh duy nhất của ông là chính mình.
Người đàn ông giàu có chỉ nhận ra Ladarô giữa những đau khổ của thế giới bên kia. Ông muốn người đàn ông nghèo này làm giảm bớt đau khổ của mình bằng một giọt nước. Những gì ông van xin Ladarô cũng tương tự như những gì ông đã có thể làm nhưng không bao giờ làm. Abraham nói với ông: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.” (c. 25). Trong thế giới bên kia, một loại công lý đang được phục hồi và những điều bất hạnh trong cuộc đời được cân bằng bởi điều tốt lành.
Dụ ngôn tiếp tục với việc đưa ra một thông điệp cho tất cả các Kitô hữu. Người đàn ông giàu có xin Abraham gửi Ladarô về cảnh báo các anh em của mình, là những người vẫn còn sống trên dương thế. Nhưng Abraham trả lời: “Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó” (câu 29). Bác bỏ lời phản đối của người đàn ông giàu có, Abraham nói thêm: “Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin đâu” (câu 31)..
Vấn đề thực sự người đàn ông giàu có vì thế được đặt lên hàng đầu. Cội rễ của tất cả căn bệnh của ông là sự thất bại không chú ý đến lời Thiên Chúa. Kết quả là, ông không còn yêu mến Thiên Chúa và càng ngày càng coi thường người láng giềng của mình. Lời Chúa sống động và mạnh mẽ, có khả năng chuyển đổi trái tim và dẫn chúng ta trở về với Chúa. Khi chúng ta đóng kín con tim chúng ta trước hồng ân Lời Chúa, chúng ta cũng đóng kín con tim của chúng ta trước ân sủng là các anh chị em của chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Mùa Chay là mùa thuận lợi cho việc đổi mới cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Kitô, cho việc sống trong lời Ngài, trong các phép bí tích và nơi những người láng giềng của chúng ta. Chúa, là Đấng đã chiến thắng sự lừa dối của tên cám dỗ trong bốn mươi ngày trong sa mạc, chỉ cho chúng ta thấy con đường chúng ta phải đi. Nguyện xin Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào một cuộc hành trình thực sự của hoán cải, qua đó chúng ta có thể tìm lại hồng ân lời Chúa, được thanh tẩy khỏi những tội lỗi làm mờ mắt chúng ta, và phục vụ Chúa Kitô hiện diện nơi những anh chị em cùng quẫn của chúng ta. Tôi khuyến khích tất cả các tín hữu thể hiện tinh thần đổi mới này bằng cách chia sẻ trong các Chiến dịch Mùa Chay được thúc đẩy bởi nhiều tổ chức Giáo Hội tại những miền khác nhau trên thế giới, và nhờ thế sẽ làm thuận lợi cho nền văn hóa gặp gỡ trong cùng một gia đình nhân loại của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau để khi chia sẻ trong chiến thắng của Chúa Kitô, chúng ta có thể mở cửa lòng chúng ta đối với người yếu thế và người nghèo. Khi đó chúng ta sẽ có thể trải nghiệm và chia sẻ đầy đủ niềm vui Phục Sinh.

Từ Vatican, ngày 18 tháng 10 năm 2016
Lễ Thánh Luca Tông Đồ Thánh Sử

Nguồn: http://vietcatholic.org/News/Html/214204.htm

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Suy Niệm: Tin Mừng Thứ 6 - Tuần 5 TN (Mc 7,31-37)

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Cha mẹ nào mà lại  không mong ngóng, chờ đợi những tháng ngày để đứa con của mình sinh ra cất được tiếng nói đầu tiên: Bố, Mẹ, Bà,… những tiếng nói đầu đời ấy dù có ngọng ngịu nhưng lại có sức chuyền tải một sự ngọt ngào, chan chứa ân tình. Nó giải phóng một niềm hy vọng, sự khắc khoải chờ mong của bậc sinh thành.
Nói như vậy để chúng ta hiểu được giá trị và niềm vui lớn lao mà Chúa Giêsu đã mang đến cho chàng thanh niên câm – điếc hôm nay. Anh buồn vì tai không nghe được, miệng anh không nói được rõ ràng. Đau khổ hơn khi những người chung quanh không hiểu anh và anh cũng chẳng thể hiểu được những người chung quanh.
Nhưng lòng thương xót của Chúa cứu độ anh. Chúa Giê-su kéo anh riêng ra và phán: “Ép-pha-tha”: hãy mở ra! Chính quyền năng Chúa chữa lành, cho anh vừa nghe được vừa nói được. Ngài chữa lành “hai trong một.” Không có gì vui hơn lần đầu tiên được nghe và được nói. Đó là niềm vui lớn lao mà Chúa đã ban tặng cho anh.
Kính thưa,… Nếu bệnh câm làm chẳng ai hiểu ta, thì bệnh điếc làm tachẳng hiểu ai. Ngày hôm nay, biết đâu chính chúng ta cũng đang mắc phải hai thứ bệnh này. Câm về tinh thần, khi chúng ta không mở lòng mình ra với thế thới bên ngoài, điếc về tinh thần khi chúng ta không mở lòng mình ra với các mối tương quan. Để rồi chúng ta bị chết dần trong sự nghèo nàn của mình.
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. chúng ta cần phải lắng nghe bằng cả trái tim. Chỉ trái tim yêu thương mới giúp ta hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu ý nghĩa đàng sau lớp vỏ ngôn từ. Epphatha, xin Chúa giúp chúng ta ra khỏi cái tôi cứng cỏi, ra khỏi những thành kiến, những suy nghĩ cứng nhắc, để nghe được cái tôi của anh em.

J.MiKe

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Gp. Thanh Hóa: Họp Mặt Liên Tu Sĩ Nhân Dịp Đầu Xuân Đinh Dậu - 2017

Vào lúc 9g00 - Sáng Thứ Ba, ngày 31/01/2017 (mùng 4 tết âm lịch) tại phòng hội Tòa giám mục Thanh Hóa đã diễn ra buổi tọa đàm, gặp gỡ các thành viên gia đình liên tu sĩ, nhân dịp đầu xuân Đinh Dậu.
Về tham dự, buổi tọa đàm vui mừng chào đón sự hiện diện của Cha Phêrô Vũ Tiến Phúc – nguyên Tổng Đại Diện giáo phận, cha Giuse Nguyễn Đức Thanh – chủ tịch Uỷ Ban ơn gọi; cha Phêrô Vũ Văn Hải - quản lý chủng viện; cha Phaolô Nguyễn Tiến Nhất - linh hướng; cha Giuse Nguyễn văn Kế - chánh văn phòng chủng viện; quý cha đang làm việc mục vụ tại tòa giám mục và giáo xứ Chính Tòa; cùng với 48 thành viên trong gia đình liên tu sĩ giáo phận – là những người đang tu học tại các cộng đoàn, dòng tu ở ngoài giáo phận.
Sau phần khai mạc, các thành viên cùng nhau chia sẻ những tâm tư, những ưu tư trong ơn gọi dâng hiến. Buổi chia sẻ diễn ra cởi mở, chân thành, chính vì vậy đã để lại nơi mỗi thành viên những ấn tượng sâu sắc về tình hiệp thông Giáo Hội và tình quê hương, tình con người.
Thánh lễ cầu nguyện cho các tu sĩ là cao điểm buổi tọa đàm, do cha Phêrô Vũ Tiến Phúc - nguyên Tổng đại diện đã chủ tế. Sau thánh lễ, mọi người chùng nhau chung chia niềm vui trong bữa cơm thân mật.
Một số hình ảnh:

Xin ơn thánh hóa...

Cha Giuse Nguyễn Đức Thanh - Chủ tịch UBƠG. phát biểu khai mạc

Tiết Mục Xuân Vui Nhộn - Do các Đệ Tử - Dong MTG. thể hiện

Chia sẻ nhóm


Hát vang "Bài Ca Hiệp Nhât"

Phụng vụ thánh lễ cầu nguyện cho tu sĩ






Đại diện gia đình liên tu sĩ cảm ơn quý cha

J.MiKe