Mười điều răn của chủng sinh
Chủng viện không phải chỉ là một nơi chốn. Nó còn hơn thế rất nhiều, một kinh nghiệm duy nhất! Xin mời các bạn khám phá mười điều răn của chủng sinh…
1. Thì giờ của chủng sinh là thì giờ tìm tòi sâu đậm về Chúa Kitô, về cuộc gặp gỡ với Chúa và với một chân trời: để cho Chúa nắm lấy mình, sau đó nói với người, là một với Người và sống với Người.
2. Chủng viện không chỉ là một nơi chốn! Nó còn hơn thế rất nhiều. Đó là kinh nghiệm duy nhất. Là ốc đảo thanh bình, nơi đó người chủng sinh để mình dần dần hình thành một hình ảnh về Chúa Giêsu, làm sáng tỏ các ý của Ngài và nhất là đào sâu ước muốn được là môn đệ của Chúa Kitô.
3. Giống như Ba Vua, người chủng sinh có cái nhìn của mình về Thiên Chúa; tặng vật cho Chúa là tuổi trẻ của mình hay đời sống của mình được dâng lên trước Đấng Hài Đồng, tuy còn nhỏ nhưng sẽ là Đấng Cứu rỗi cho nhân loại. Giống như Ba Vua, người chủng sinh không được đánh mất “ngôi sao hướng dẫn đức tin” của mình.
4. Chúa Giêsu thích có đồng đội. Ngài không muốn đơn độc loan báo Tin Mừng. Cũng vậy, người chủng sinh phải để mình được tháp tùng, được yêu thương, được hướng dẫn, được phát triển chiều sâu qua các người sống với mình: các nhà đào tạo, các giáo sư, bạn bè, linh mục, gia đình…
5. Người chủng sinh biết công việc của mình là hoàn thiện việc đào tạo về mặt thiêng liêng, nhân bản và văn hóa của mình. Họ cần các nguồn lực để đến ngày họ nằm dưới đất, họ sẵn sàng là linh mục của Chúa, phục vụ Giáo hội và con người.
6. Tình yêu và sự hiểu biết Sách thánh, tình yêu Giáo hội và khái niệm về lịch sử sẽ phải đưa đến và thúc đẩy họ hiểu Thiên Chúa đã mạc khải nơi Chúa Giêsu Kitô.
7. Thời gian được đào tạo ở chủng viện là thời gian thuận lợi để rèn luyện nhân cách của người linh mục tương lai. Một giai đoạn để đánh tan các hoài nghi, các sợ hải, giai đoạn mình không còn cảm thấy mình đầy cả sức mạnh vì người chủng sinh noi gương một Chúa Giêsu khiêm nhường, Đấng muốn mình tham dự vào cuộc sống của ngài.
8. Ai không khám phá ra được Chúa Giêsu họ có nói được về Ngài không? Họ có khả năng để làm chứng cho Nước Trời và cho công chính của Chúa không? Sống với Chúa Kitô, thấm nhập vào chiều sâu tâm hồn Ngài thì con đường phiêu lưu của người chủng sinh sẽ không bao giờ xong. Không ai có thể hiểu được Thiên Chúa cũng như hiểu được Ngài hoàn toàn. Với tất cả mọi phương tiện cần thiết, người chủng sinh được khuyến khích, nâng đỡ để họ có khao khát ngày càng hiểu Chúa Kitô hơn.
9. Kính yêu Đức Mẹ là đón nhận một trong những ý muốn cuối cùng của Chúa Giêsu: “Đây là mẹ con!”. Người chủng sinh không cảm thấy mình cô độc trên thập giá, trong các thử thách, trong đêm đen tối. Đức Mẹ luôn tháp tùng chúng ta. Đức Mẹ nâng đỡ vì Đức Mẹ biết người chủng sinh yêu và muốn đi theo bước chân Con của mình.
10. Ba Vua sau khi thờ phượng Hài Nhi đã về nhà mình bằng một con đường khác. người chủng sinh, sau thời gian được đào tạo, thờ phượng, hiểu biết, cầu nguyện và tăng trưởng cá nhân… họ quay về cuộc sống bằng những con đường khác nhau theo những gì thế giới mong muốn. Và nhất là trên hết, họ là một “Kitô khác”.
Chủng viện không phải chỉ là một nơi chốn. Nó còn hơn thế rất nhiều, một kinh nghiệm duy nhất! Xin mời các bạn khám phá mười điều răn của chủng sinh…
1. Thì giờ của chủng sinh là thì giờ tìm tòi sâu đậm về Chúa Kitô, về cuộc gặp gỡ với Chúa và với một chân trời: để cho Chúa nắm lấy mình, sau đó nói với người, là một với Người và sống với Người.
2. Chủng viện không chỉ là một nơi chốn! Nó còn hơn thế rất nhiều. Đó là kinh nghiệm duy nhất. Là ốc đảo thanh bình, nơi đó người chủng sinh để mình dần dần hình thành một hình ảnh về Chúa Giêsu, làm sáng tỏ các ý của Ngài và nhất là đào sâu ước muốn được là môn đệ của Chúa Kitô.
3. Giống như Ba Vua, người chủng sinh có cái nhìn của mình về Thiên Chúa; tặng vật cho Chúa là tuổi trẻ của mình hay đời sống của mình được dâng lên trước Đấng Hài Đồng, tuy còn nhỏ nhưng sẽ là Đấng Cứu rỗi cho nhân loại. Giống như Ba Vua, người chủng sinh không được đánh mất “ngôi sao hướng dẫn đức tin” của mình.
4. Chúa Giêsu thích có đồng đội. Ngài không muốn đơn độc loan báo Tin Mừng. Cũng vậy, người chủng sinh phải để mình được tháp tùng, được yêu thương, được hướng dẫn, được phát triển chiều sâu qua các người sống với mình: các nhà đào tạo, các giáo sư, bạn bè, linh mục, gia đình…
5. Người chủng sinh biết công việc của mình là hoàn thiện việc đào tạo về mặt thiêng liêng, nhân bản và văn hóa của mình. Họ cần các nguồn lực để đến ngày họ nằm dưới đất, họ sẵn sàng là linh mục của Chúa, phục vụ Giáo hội và con người.
6. Tình yêu và sự hiểu biết Sách thánh, tình yêu Giáo hội và khái niệm về lịch sử sẽ phải đưa đến và thúc đẩy họ hiểu Thiên Chúa đã mạc khải nơi Chúa Giêsu Kitô.
7. Thời gian được đào tạo ở chủng viện là thời gian thuận lợi để rèn luyện nhân cách của người linh mục tương lai. Một giai đoạn để đánh tan các hoài nghi, các sợ hải, giai đoạn mình không còn cảm thấy mình đầy cả sức mạnh vì người chủng sinh noi gương một Chúa Giêsu khiêm nhường, Đấng muốn mình tham dự vào cuộc sống của ngài.
8. Ai không khám phá ra được Chúa Giêsu họ có nói được về Ngài không? Họ có khả năng để làm chứng cho Nước Trời và cho công chính của Chúa không? Sống với Chúa Kitô, thấm nhập vào chiều sâu tâm hồn Ngài thì con đường phiêu lưu của người chủng sinh sẽ không bao giờ xong. Không ai có thể hiểu được Thiên Chúa cũng như hiểu được Ngài hoàn toàn. Với tất cả mọi phương tiện cần thiết, người chủng sinh được khuyến khích, nâng đỡ để họ có khao khát ngày càng hiểu Chúa Kitô hơn.
9. Kính yêu Đức Mẹ là đón nhận một trong những ý muốn cuối cùng của Chúa Giêsu: “Đây là mẹ con!”. Người chủng sinh không cảm thấy mình cô độc trên thập giá, trong các thử thách, trong đêm đen tối. Đức Mẹ luôn tháp tùng chúng ta. Đức Mẹ nâng đỡ vì Đức Mẹ biết người chủng sinh yêu và muốn đi theo bước chân Con của mình.
10. Ba Vua sau khi thờ phượng Hài Nhi đã về nhà mình bằng một con đường khác. người chủng sinh, sau thời gian được đào tạo, thờ phượng, hiểu biết, cầu nguyện và tăng trưởng cá nhân… họ quay về cuộc sống bằng những con đường khác nhau theo những gì thế giới mong muốn. Và nhất là trên hết, họ là một “Kitô khác”.
Nguồn: Đại Chủng Viện Xuân Lộc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét